Ngày 11/3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố các chỉ số cho thấy đà tăng trưởng kinh tế tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là ở Đức.
Song tại Pháp và Italy, hai nền kinh tế lớn thứ hai và ba ở Eurozone, triển vọng tăng trưởng vẫn chưa mạnh.
Theo OECD, các chỉ số kinh tế hàng đầu của Pháp cho thấy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng ổn định. Trong tháng Hai vừa qua, hoạt động đó có thể sẽ bắt đầu tăng trưởng nhẹ. Tương tự, kinh tế Italy cũng đang đi vào giai đoạn ổn định hơn, so với sự suy giảm trong thời gian gần đây.
Báo cáo của OECD cũng nói rằng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đang tăng trưởng một cách vững hơn.
Báo cáo lưu ý các thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vẫn tiếp tục tăng trưởng song với nhịp độ sẽ dưới mức trông đợi. Trong khi đó, Nga sẽ được hưởng lợi từ đà phục hồi của hoạt động kinh tế./.
Song tại Pháp và Italy, hai nền kinh tế lớn thứ hai và ba ở Eurozone, triển vọng tăng trưởng vẫn chưa mạnh.
Theo OECD, các chỉ số kinh tế hàng đầu của Pháp cho thấy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng ổn định. Trong tháng Hai vừa qua, hoạt động đó có thể sẽ bắt đầu tăng trưởng nhẹ. Tương tự, kinh tế Italy cũng đang đi vào giai đoạn ổn định hơn, so với sự suy giảm trong thời gian gần đây.
Báo cáo của OECD cũng nói rằng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đang tăng trưởng một cách vững hơn.
Báo cáo lưu ý các thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vẫn tiếp tục tăng trưởng song với nhịp độ sẽ dưới mức trông đợi. Trong khi đó, Nga sẽ được hưởng lợi từ đà phục hồi của hoạt động kinh tế./.
Trà My (TTXVN)