Kinh tế Eurozone tăng trưởng chậm lại trong quý 2 năm nay đã thổi bùng lo ngại kinh tế trì trệ kéo dài có thể làm tiêu tan những nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công của khối này.
Theo thông báo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone gồm 17 thành viên đã chậm lại ở mức 0,2% vào quý 2, thấp hơn so với dự báo cũng như kém xa tốc độ tăng trưởng 0,8% của quý trước, chủ yếu là do kinh tế của hai đầu tàu Pháp và Đức sa sút.
Số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức cho thấy sự tuột dốc của nền kinh tế lớn nhất Eurozone khi GDP quý 2 chỉ tăng 0,1%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua và bỏ xa tốc độ tăng 1,3% ngay trong quý trước, làm dấy lên những lo âu về nguy cơ kinh tế mất đà tăng trưởng.
Thông tin này cùng với số liệu tuần trước cho thấy tăng trưởng GDP của Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, trì trệ ở mức 0% càng làm gia tăng quan ngại rằng hai nền kinh tế hạt nhân tại Eurozone đang trải qua một thời khó khăn hơn nhiều so với dự kiến.
Một nền kinh tế lớn khác là Hà Lan cũng rơi vào tình trạng ảm đạm khi tốc độ tăng GDP cũng sụt mạnh so với mức 0,8% trong quý trước. Italy và Tây Ban Nha, hai nước đã phải nhờ Ngân hàng Trung ương châu Âu can thiệp để bình ổn các thị trường trái phiếu, chỉ đạt tốc độ tăng GDP ở mức mức tương ứng 0,3% và 0,2%, khơi lại nỗi lo kinh tế rơi trở lại suy thoái.
Còn kinh tế nước láng giềng Bồ Đào Nha, đã được Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu trợ, vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc khi GDP vẫn dậm chân tại chỗ. Bức tranh kinh tế càng trở nên u ám hơn ở các nước đang ngập trong nợ nần như Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Iceland, nơi kinh tế hầu như không tăng trưởng hoặc chỉ tăng trưởng yếu ớt, khiến các mục tiêu cắt giảm nợ càng trở nên khó khăn hơn do nguồn thu từ thuế giảm trong khi tiền chi trả phúc lợi gia tăng.
Nhà phân tích Marco Valli từ UniCredit cho rằng tăng trưởng của Eurozone trì trệ trong suốt mùa Hè sau một quý tăng trưởng yếu nhất kể từ khi khu vực này thoát khỏi đợt suy thoái giữa năm 2009. Số liệu của các nước cho thấy tiêu dùng cá nhân vẫn là điểm yếu khi hầu hết đều rơi vào vùng âm trong bối cảnh chính phủ cắt giảm chi tiêu chưa từng có.
Ông Elga Bartsch từ Morgan Stanley cho rằng tình trạng kinh tế xuống dốc trong Eurozone sẽ còn tiếp diễn. Ông nhấn mạnh sự bất ổn xoay quanh cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone sẽ gây sức ép về mặt tâm lý và chính sách tài khóa cần phải thắt chặt hơn nữa. Nhưng dù sao cũng xuất hiện những chấm sáng hiếm hoi trên bầu trời Eurozone u ám. Đó là các nền kinh tế như Bỉ, Áo và Phần Lan có tốc độ tăng GDP ở các mức tương ứng 0,7%, 1% và 1,7%.
Mặc dù vậy, nhà phân tích Clemente De Lucia từ BNP Paribas cảnh báo xu hướng tiềm ẩn là đáng báo động do các số liệu của Mỹ cho thấy suy thoái tệ hại hơn dự báo trước đó và sự phục hồi yếu hơn dự đoán. Triển vọng kinh tế Eurozone trong những quý tới sẽ còn u ám hơn. Liên quan tới đợt lao dốc trên các thị trường chứng khoán thế giới vừa qua ông Lucia cho rằng các căng thẳng trên các thị trường tài chính càng kéo dài, nguy cơ lan sang nền kinh tế thực càng lớn.
Cùng chia sẻ quan điểm đó ông Lloyd Barton từ Ernst & Young nêu rõ các điều kiện tài chính xấu hơn nữa có thể hủy hoại nghiêm trọng triển vọng của Eurozone nói chung.
Trong nỗ lực vực dậy kinh tế Eurozone, kết thúc cuộc hội đàm ngày 16/8 vừa qua, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã "bày tỏ quyết tâm bảo vệ đồng euro và gánh vác những trách nhiệm đặc biệt ở châu Âu," đồng thời đề xuất Eurozone cam kết duy trì một nền tài chính cân bằng và đưa mục tiêu này vào trong hiến pháp vào mùa Hè 2012.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các kế hoạch cân bằng ngân sách, hoặc thậm chí thuế tài chính mới chưa đủ sức ngăn chặn được nguy cơ khủng hoảng nợ công đang treo lơ lửng trên Eurozone./.
Theo thông báo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone gồm 17 thành viên đã chậm lại ở mức 0,2% vào quý 2, thấp hơn so với dự báo cũng như kém xa tốc độ tăng trưởng 0,8% của quý trước, chủ yếu là do kinh tế của hai đầu tàu Pháp và Đức sa sút.
Số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức cho thấy sự tuột dốc của nền kinh tế lớn nhất Eurozone khi GDP quý 2 chỉ tăng 0,1%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua và bỏ xa tốc độ tăng 1,3% ngay trong quý trước, làm dấy lên những lo âu về nguy cơ kinh tế mất đà tăng trưởng.
Thông tin này cùng với số liệu tuần trước cho thấy tăng trưởng GDP của Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, trì trệ ở mức 0% càng làm gia tăng quan ngại rằng hai nền kinh tế hạt nhân tại Eurozone đang trải qua một thời khó khăn hơn nhiều so với dự kiến.
Một nền kinh tế lớn khác là Hà Lan cũng rơi vào tình trạng ảm đạm khi tốc độ tăng GDP cũng sụt mạnh so với mức 0,8% trong quý trước. Italy và Tây Ban Nha, hai nước đã phải nhờ Ngân hàng Trung ương châu Âu can thiệp để bình ổn các thị trường trái phiếu, chỉ đạt tốc độ tăng GDP ở mức mức tương ứng 0,3% và 0,2%, khơi lại nỗi lo kinh tế rơi trở lại suy thoái.
Còn kinh tế nước láng giềng Bồ Đào Nha, đã được Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu trợ, vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc khi GDP vẫn dậm chân tại chỗ. Bức tranh kinh tế càng trở nên u ám hơn ở các nước đang ngập trong nợ nần như Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Iceland, nơi kinh tế hầu như không tăng trưởng hoặc chỉ tăng trưởng yếu ớt, khiến các mục tiêu cắt giảm nợ càng trở nên khó khăn hơn do nguồn thu từ thuế giảm trong khi tiền chi trả phúc lợi gia tăng.
Nhà phân tích Marco Valli từ UniCredit cho rằng tăng trưởng của Eurozone trì trệ trong suốt mùa Hè sau một quý tăng trưởng yếu nhất kể từ khi khu vực này thoát khỏi đợt suy thoái giữa năm 2009. Số liệu của các nước cho thấy tiêu dùng cá nhân vẫn là điểm yếu khi hầu hết đều rơi vào vùng âm trong bối cảnh chính phủ cắt giảm chi tiêu chưa từng có.
Ông Elga Bartsch từ Morgan Stanley cho rằng tình trạng kinh tế xuống dốc trong Eurozone sẽ còn tiếp diễn. Ông nhấn mạnh sự bất ổn xoay quanh cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone sẽ gây sức ép về mặt tâm lý và chính sách tài khóa cần phải thắt chặt hơn nữa. Nhưng dù sao cũng xuất hiện những chấm sáng hiếm hoi trên bầu trời Eurozone u ám. Đó là các nền kinh tế như Bỉ, Áo và Phần Lan có tốc độ tăng GDP ở các mức tương ứng 0,7%, 1% và 1,7%.
Mặc dù vậy, nhà phân tích Clemente De Lucia từ BNP Paribas cảnh báo xu hướng tiềm ẩn là đáng báo động do các số liệu của Mỹ cho thấy suy thoái tệ hại hơn dự báo trước đó và sự phục hồi yếu hơn dự đoán. Triển vọng kinh tế Eurozone trong những quý tới sẽ còn u ám hơn. Liên quan tới đợt lao dốc trên các thị trường chứng khoán thế giới vừa qua ông Lucia cho rằng các căng thẳng trên các thị trường tài chính càng kéo dài, nguy cơ lan sang nền kinh tế thực càng lớn.
Cùng chia sẻ quan điểm đó ông Lloyd Barton từ Ernst & Young nêu rõ các điều kiện tài chính xấu hơn nữa có thể hủy hoại nghiêm trọng triển vọng của Eurozone nói chung.
Trong nỗ lực vực dậy kinh tế Eurozone, kết thúc cuộc hội đàm ngày 16/8 vừa qua, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã "bày tỏ quyết tâm bảo vệ đồng euro và gánh vác những trách nhiệm đặc biệt ở châu Âu," đồng thời đề xuất Eurozone cam kết duy trì một nền tài chính cân bằng và đưa mục tiêu này vào trong hiến pháp vào mùa Hè 2012.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các kế hoạch cân bằng ngân sách, hoặc thậm chí thuế tài chính mới chưa đủ sức ngăn chặn được nguy cơ khủng hoảng nợ công đang treo lơ lửng trên Eurozone./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)