Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong quý 2/2012 đã suy giảm 0,2% so với quý 1. Trước đó, GDP của nhóm 17 quốc gia này chỉ tăng 0% trong quý 1/2012.
GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tăng 0,3% trong quý 2 vừa qua, chủ yếu do xuất khẩu và tiêu dùng trong nước tăng mạnh làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực. Con số này cao hơn chút ít so với mức dự báo tăng 0,2% của các chuyên gia kinh tế, nhưng thấp hơn mức tăng 0,5% trong quý 1. Chuyên gia Christian Schulz thuộc Ngân hàng Berenberg cho rằng, Đức đã tự khẳng định được mình nhờ xuất khẩu sang các nước ngoài Eurozone tăng cao.
Tiêu dùng trong nước tăng không phải là điều bất ngờ, bởi tỷ lệ thất nghiệp ở Đức là khá thấp so với các nước trong khu vực, trong khi tiền lương tăng và tỷ lệ lạm phát giảm.
Trong khi đó, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu là Pháp chỉ đạt tăng trưởng 0%, vẫn cao hơn dự báo. Đây là quý thứ ba liên tiếp kinh tế Pháp dậm chân tại chỗ. Còn Hà Lan, nền kinh tế lớn thứ năm trong Eurozone, tăng trưởng 0,2% trong quý 2, mặc dù trước đó các nhà kinh tế dự báo GDP nước này giảm 0,3%.
Các nhà kinh tế cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công có thể sẽ lan rộng tới các nước có nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Và bằng chứng là nhịp độ tăng trưởng kinh tế tại Phần Lan - một đồng minh của Đức trong nỗ lực đẩy mạnh thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" ở châu Âu - đã giảm 1% trong quý 2/2012.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng khả năng phục hồi của kinh tế Đức và Pháp trong quý 2/2012 là không bền do nhu cầu về hàng hóa trong Eurozone - vốn chiếm tới 1/3 lượng xuất khẩu của hai nước này - có thể sẽ giảm mạnh trong những tháng tới. Ông Joerg Kraemer thuộc Ngân hàng Commerzbank dự báo, kinh tế Đức sẽ giảm trong quý 3/2012, do nhu cầu về hàng hóa cả trong và ngoài nước đều giảm đáng kể.
Theo số liệu công bố trước đó, kinh tế Hy Lạp đã suy giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước, sau khi nền kinh tế của "xứ sở các vị thần" đã giảm 6,5% trong quý 1. Ngân hàng trung ương Hy Lạp dự kiến kinh tế nước này sẽ sụt giảm 4,5% trong cả năm nay, đánh dấu năm suy thoái thứ 5 liên tiếp của Hy Lạp.
Trong quý 2/2012, kinh tế Italia cũng suy giảm 0,7% so với quý 1, đẩy nước này chìm sâu vào suy thoái kép đã kéo dài một năm nay, còn kinh tế Tây Ban Nha giảm 0,4%./.
GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tăng 0,3% trong quý 2 vừa qua, chủ yếu do xuất khẩu và tiêu dùng trong nước tăng mạnh làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực. Con số này cao hơn chút ít so với mức dự báo tăng 0,2% của các chuyên gia kinh tế, nhưng thấp hơn mức tăng 0,5% trong quý 1. Chuyên gia Christian Schulz thuộc Ngân hàng Berenberg cho rằng, Đức đã tự khẳng định được mình nhờ xuất khẩu sang các nước ngoài Eurozone tăng cao.
Tiêu dùng trong nước tăng không phải là điều bất ngờ, bởi tỷ lệ thất nghiệp ở Đức là khá thấp so với các nước trong khu vực, trong khi tiền lương tăng và tỷ lệ lạm phát giảm.
Trong khi đó, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu là Pháp chỉ đạt tăng trưởng 0%, vẫn cao hơn dự báo. Đây là quý thứ ba liên tiếp kinh tế Pháp dậm chân tại chỗ. Còn Hà Lan, nền kinh tế lớn thứ năm trong Eurozone, tăng trưởng 0,2% trong quý 2, mặc dù trước đó các nhà kinh tế dự báo GDP nước này giảm 0,3%.
Các nhà kinh tế cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công có thể sẽ lan rộng tới các nước có nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Và bằng chứng là nhịp độ tăng trưởng kinh tế tại Phần Lan - một đồng minh của Đức trong nỗ lực đẩy mạnh thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" ở châu Âu - đã giảm 1% trong quý 2/2012.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng khả năng phục hồi của kinh tế Đức và Pháp trong quý 2/2012 là không bền do nhu cầu về hàng hóa trong Eurozone - vốn chiếm tới 1/3 lượng xuất khẩu của hai nước này - có thể sẽ giảm mạnh trong những tháng tới. Ông Joerg Kraemer thuộc Ngân hàng Commerzbank dự báo, kinh tế Đức sẽ giảm trong quý 3/2012, do nhu cầu về hàng hóa cả trong và ngoài nước đều giảm đáng kể.
Theo số liệu công bố trước đó, kinh tế Hy Lạp đã suy giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước, sau khi nền kinh tế của "xứ sở các vị thần" đã giảm 6,5% trong quý 1. Ngân hàng trung ương Hy Lạp dự kiến kinh tế nước này sẽ sụt giảm 4,5% trong cả năm nay, đánh dấu năm suy thoái thứ 5 liên tiếp của Hy Lạp.
Trong quý 2/2012, kinh tế Italia cũng suy giảm 0,7% so với quý 1, đẩy nước này chìm sâu vào suy thoái kép đã kéo dài một năm nay, còn kinh tế Tây Ban Nha giảm 0,4%./.
Huy Hiệp (TTXVN)