Các báo cáo khác nhau công bố ngày 13/12 đều cho thấy một chiều hướng chung là nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới đang tiếp tục xuất hiện thêm các dấu hiệu tích cực, cho dù tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba tháng cuối cùng của năm dự báo sẽ chậm lại rất nhiều so với quý trước.
Báo của Bộ Lao động cho biết số công nhân nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, chỉ ở mức 343.000 người, giảm 29.000 người so với tuần trước nữa.
Đây là số lượng công nhân thất nghiệp thấp nhất trong một tuần lễ kể từ đầu năm 2008 và là tuần thứ tư liên tiếp số lượng công nhân thất nghiệp giảm. Mặc dù bị tác động năng nề bởi trận siêu bão Sandy cuối tháng 10, nhưng trong tuần trước, các doanh nghiệp Mỹ đã tuyển thêm 146.000 lao động mới, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc xuống còn 7,7%, mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Mặc dù đã có sự cải thiện liên tục từ thị trường lao động, ngày 12/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn quyết định không thay đổi mức lãi suất gần như bằng 0 đã áp dụng từ tháng 12/2008 cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%.
Một dấu hiệu tích cực nữa từ nền kinh tế là bản báo cáo công bố cùng ngày cho biết chỉ số bán lẻ tại thị trường Mỹ trong tháng 11 tăng 0,3% do lượng ô tô, đồ điện tử và hàng hóa giao dịch qua Internet đều tăng khá mạnh.
Tuy nhiên, do lượng hàng trong hệ thống kho giảm và các công ty giảm đầu tư vì lo lắng trước tình trạng bế tắc tài chính giữa Nhà Trắng và Quốc hội, nên tốc độ tăng GDP của Mỹ trong 3 tháng cuối cùng của năm 2012 dự báo có thể chỉ đạt 1,2%, chưa bằng nửa mức tăng 2,7% trong quý trước hoặc 1,3% trong quý 1 và 2,0% trong quý 1.
Trước những dấu hiệu tốt dần lên của nền kinh tế, thăm dò của hãng tin Reuters đối với 47 chuyên gia phân tích thị trường dự báo năm 2013 sẽ là năm gặt hái lớn đối với các chỉ số chứng khoán chủ lực của Mỹ.
Theo dự báo, chỉ số S& P 500 đến hết năm 2013 có thể tăng từ mức 1.428,48 điểm hiện nay vượt qua ngưỡng 1.550 điểm, bằng mức cao kỷ lục năm 2007.
Đến cuối năm 2013, chỉ số danh giá nhất Dow Jones của 30 tập đoàn doanh nghiệp lớn có khả năng sẽ vượt ngưỡng 14.150 điểm so với 13.245,45 điểm hiện nay./.
Báo của Bộ Lao động cho biết số công nhân nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, chỉ ở mức 343.000 người, giảm 29.000 người so với tuần trước nữa.
Đây là số lượng công nhân thất nghiệp thấp nhất trong một tuần lễ kể từ đầu năm 2008 và là tuần thứ tư liên tiếp số lượng công nhân thất nghiệp giảm. Mặc dù bị tác động năng nề bởi trận siêu bão Sandy cuối tháng 10, nhưng trong tuần trước, các doanh nghiệp Mỹ đã tuyển thêm 146.000 lao động mới, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc xuống còn 7,7%, mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Mặc dù đã có sự cải thiện liên tục từ thị trường lao động, ngày 12/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn quyết định không thay đổi mức lãi suất gần như bằng 0 đã áp dụng từ tháng 12/2008 cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%.
Một dấu hiệu tích cực nữa từ nền kinh tế là bản báo cáo công bố cùng ngày cho biết chỉ số bán lẻ tại thị trường Mỹ trong tháng 11 tăng 0,3% do lượng ô tô, đồ điện tử và hàng hóa giao dịch qua Internet đều tăng khá mạnh.
Tuy nhiên, do lượng hàng trong hệ thống kho giảm và các công ty giảm đầu tư vì lo lắng trước tình trạng bế tắc tài chính giữa Nhà Trắng và Quốc hội, nên tốc độ tăng GDP của Mỹ trong 3 tháng cuối cùng của năm 2012 dự báo có thể chỉ đạt 1,2%, chưa bằng nửa mức tăng 2,7% trong quý trước hoặc 1,3% trong quý 1 và 2,0% trong quý 1.
Trước những dấu hiệu tốt dần lên của nền kinh tế, thăm dò của hãng tin Reuters đối với 47 chuyên gia phân tích thị trường dự báo năm 2013 sẽ là năm gặt hái lớn đối với các chỉ số chứng khoán chủ lực của Mỹ.
Theo dự báo, chỉ số S& P 500 đến hết năm 2013 có thể tăng từ mức 1.428,48 điểm hiện nay vượt qua ngưỡng 1.550 điểm, bằng mức cao kỷ lục năm 2007.
Đến cuối năm 2013, chỉ số danh giá nhất Dow Jones của 30 tập đoàn doanh nghiệp lớn có khả năng sẽ vượt ngưỡng 14.150 điểm so với 13.245,45 điểm hiện nay./.
Thái Hùng (TTXVN)