Thông báo ngày 11/1 của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) thuộc Liên hợp quốc cho biết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động bất lợi trong năm 2011, tính trung bình tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn khu vực đạt 4,3%, thấp hơn 5,9% năm 2010, nhưng vẫn được đánh giá là tích cực.
Theo đánh giá của CEPAL, tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ Latinh trong năm qua không đồng đều. Trong khi các nước như Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Panama, Peru và Uruguay có mức tăng cao hơn so với tốc độ trung bình khu vực, thì các nền kinh tế Brazil, Costa Rica, Cuba, Mexico và Venezuela lại tăng trưởng thấp hơn.
CEPAL cho rằng tính từ năm 2002 đến nay, năm 2011 là năm thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất, với 130 tỷ USD, tăng 73% so với năm trước và tăng 85% so với năm 2009. Trong đó Brazil dẫn đầu với 81 tỷ USD, tiếp theo là Mexico (9,8 tỷ USD), Peru ( 7,3 tỷ USD), Chile (6 tỷ USD) và Argentina (4 tỷ USD).
CEPAL dự báo năm 2012, kinh tế của các nước nằm ở phía nam con sông Bravo sẽ không đạt tốc độ tăng trưởng như năm qua, chủ yếu do ảnh hưởng từ sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu euro./.
Theo đánh giá của CEPAL, tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ Latinh trong năm qua không đồng đều. Trong khi các nước như Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Panama, Peru và Uruguay có mức tăng cao hơn so với tốc độ trung bình khu vực, thì các nền kinh tế Brazil, Costa Rica, Cuba, Mexico và Venezuela lại tăng trưởng thấp hơn.
CEPAL cho rằng tính từ năm 2002 đến nay, năm 2011 là năm thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất, với 130 tỷ USD, tăng 73% so với năm trước và tăng 85% so với năm 2009. Trong đó Brazil dẫn đầu với 81 tỷ USD, tiếp theo là Mexico (9,8 tỷ USD), Peru ( 7,3 tỷ USD), Chile (6 tỷ USD) và Argentina (4 tỷ USD).
CEPAL dự báo năm 2012, kinh tế của các nước nằm ở phía nam con sông Bravo sẽ không đạt tốc độ tăng trưởng như năm qua, chủ yếu do ảnh hưởng từ sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu euro./.
(TTXVN/Vietnam+)