Makoto Iokibe, Chủ tịch Hội đồng Kế hoạch Tái thiết Nhật Bản, cho rằng các hoạt động chi tiêu phục vụ tái thiết khu vực Đông Bắc sau thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3 sẽ tạo đà cho kinh tế đất nước "Mặt Trời mọc" phát triển mạnh thời gian cuối năm nay, giúp mang lại nguồn doanh thu sau đó có thể dùng để mua lại các trái phiếu vốn được phát hành để huy động vốn cho hoạt động tái thiết và giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các trái phiếu dài hạn.
Ông Iokibe cũng kêu gọi tổ chức lại hoạt động của các hải cảng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành đánh bắt và tăng cường đầu tư để đưa đông bắc trở thành khu vực đi tiên phong trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Đến cuối tháng này, Hội đồng Kế hoạch Tái thiết Nhật Bản sẽ đưa ra các kiến nghị đầu tiên để xác định đường hướng cho những nỗ lực tái thiết lớn nhất của Nhật Bản nhiều năm sau Thế chiến II, với tổng kinh phí ước tính lên tới 20.000 tỷ yen (250 tỷ USD). Ông Iokibe cho biết hội đồng trên sẽ thực hiện một chương trình tái thiết với hy vọng sẽ giúp khu vực đông bắc vươn lên trở thành một trung tâm, đủ sức làm động lực cho nền kinh tế quốc dân.
Ba tháng sau thảm họa động đất-sóng thần và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong 25 năm qua, Chính phủ Nhật Bản đang phải chịu nhiều chỉ trích do các biện pháp đối phó cho đến nay vẫn chưa được hiệu quả. Việc đảm bảo nguồn vốn cho nỗ lực tái thiết là một thách thức lớn đối với Tokyo trong bối cảnh nợ công của Nhật Bản hiện đã cao gấp đôi quy mô nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ yen, và các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế đang đe dọa sẽ hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu của nước này do những vấn đề liên quan tới chi phí tái thiết.
Tuy nhiên, ông Iokibe cho biết nếu gói ngân sách bổ sung đợt hai được thông qua trong mùa Hè này, các hoạt động xây dựng sẽ bắt đầu phát triển mạnh trong mùa Thu, theo đó thúc đẩy các nhu cầu liên quan tới hoạt động tái thiết.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang dựa vào việc phát hành trái phiếu để phục vụ hoạt động tái thiết, nhưng ông Iokibe cho rằng không nên chỉ đơn giản để lại các khoản nợ này cho những thế hệ sau, mà các trái phiếu này sẽ giúp gia tăng nhu cầu liên quan tới hoạt động tái thiết và sự bùng nổ trong các hoạt động kinh tế. Và doanh thu từ việc này sẽ được dùng để mua lại các trái phiếu đó.
Theo ông Iokibe, để khôi phục nghề cá tại khu vực Đông Bắc, Chính phủ Nhật Bản cần tổ chức lại hơn 200 hải cảng, trang bị cho các cảng lớn hệ thống cầu tàu dành cho các tàu cá lớn chuyên đánh bắt ở vùng biển sâu, đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến hải sản và một trung tâm phân phối.
Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi - một đơn vị thuộc công ty điện lực Tokyo Electric Power Co, ông Iokibe cho rằng khu vực đông bắc Nhật Bản cũng cần xây dựng vị thế của mình như là người đi đầu trong việc phát triển điện Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, phù hợp với chiến lược mà Thủ tướng Naoto Kan vừa đưa ra hồi tháng trước, kêu gọi đưa năng lượng tái tạo thành trụ cột chính trong chính sách năng lượng của Nhật Bản, với cam kết sẽ xem xét từ bỏ việc phát triển điện hạt nhân./.
Ông Iokibe cũng kêu gọi tổ chức lại hoạt động của các hải cảng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành đánh bắt và tăng cường đầu tư để đưa đông bắc trở thành khu vực đi tiên phong trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Đến cuối tháng này, Hội đồng Kế hoạch Tái thiết Nhật Bản sẽ đưa ra các kiến nghị đầu tiên để xác định đường hướng cho những nỗ lực tái thiết lớn nhất của Nhật Bản nhiều năm sau Thế chiến II, với tổng kinh phí ước tính lên tới 20.000 tỷ yen (250 tỷ USD). Ông Iokibe cho biết hội đồng trên sẽ thực hiện một chương trình tái thiết với hy vọng sẽ giúp khu vực đông bắc vươn lên trở thành một trung tâm, đủ sức làm động lực cho nền kinh tế quốc dân.
Ba tháng sau thảm họa động đất-sóng thần và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong 25 năm qua, Chính phủ Nhật Bản đang phải chịu nhiều chỉ trích do các biện pháp đối phó cho đến nay vẫn chưa được hiệu quả. Việc đảm bảo nguồn vốn cho nỗ lực tái thiết là một thách thức lớn đối với Tokyo trong bối cảnh nợ công của Nhật Bản hiện đã cao gấp đôi quy mô nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ yen, và các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế đang đe dọa sẽ hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu của nước này do những vấn đề liên quan tới chi phí tái thiết.
Tuy nhiên, ông Iokibe cho biết nếu gói ngân sách bổ sung đợt hai được thông qua trong mùa Hè này, các hoạt động xây dựng sẽ bắt đầu phát triển mạnh trong mùa Thu, theo đó thúc đẩy các nhu cầu liên quan tới hoạt động tái thiết.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang dựa vào việc phát hành trái phiếu để phục vụ hoạt động tái thiết, nhưng ông Iokibe cho rằng không nên chỉ đơn giản để lại các khoản nợ này cho những thế hệ sau, mà các trái phiếu này sẽ giúp gia tăng nhu cầu liên quan tới hoạt động tái thiết và sự bùng nổ trong các hoạt động kinh tế. Và doanh thu từ việc này sẽ được dùng để mua lại các trái phiếu đó.
Theo ông Iokibe, để khôi phục nghề cá tại khu vực Đông Bắc, Chính phủ Nhật Bản cần tổ chức lại hơn 200 hải cảng, trang bị cho các cảng lớn hệ thống cầu tàu dành cho các tàu cá lớn chuyên đánh bắt ở vùng biển sâu, đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến hải sản và một trung tâm phân phối.
Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi - một đơn vị thuộc công ty điện lực Tokyo Electric Power Co, ông Iokibe cho rằng khu vực đông bắc Nhật Bản cũng cần xây dựng vị thế của mình như là người đi đầu trong việc phát triển điện Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, phù hợp với chiến lược mà Thủ tướng Naoto Kan vừa đưa ra hồi tháng trước, kêu gọi đưa năng lượng tái tạo thành trụ cột chính trong chính sách năng lượng của Nhật Bản, với cam kết sẽ xem xét từ bỏ việc phát triển điện hạt nhân./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)