Năm 2010, tuy phải khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và đối phó với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và của Ireland, song nền kinh tế Pháp không bị lún sâu vào suy thoái mà có dấu hiệu phục hồi liên tục, với GDP tăng từ 1,5-1,6%.
Đây là mức tăng trưởng trung bình trong khối các nước sử dụng đồng euro. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của Pháp sẽ là 1,6% và 2% vào năm 2011 và 2012.
Như vậy, Pháp đã thoát khỏi sự tăng trưởng âm trong thời kỳ khủng hoảng (năm 2009 là -2,5%) nhờ các chính sách kích thích nền kinh tế và hỗ trợ tiêu dùng vẫn duy trì trong năm 2010, sức mua của các gia đình đều tăng, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng và sản phẩn công nghiệp chế biến như ôtô (+1,3%), hàng may mặc và đồ da. Dự kiến sức mua sẽ còn tăng vào dịp Noel và Tết dương lịch.
Sản lượng công nghiệp và dịch vụ tăng đều với quý 2 tăng 0,4%; quý 3 tăng 0,8%, dự kiến cả năm sẽ tăng khoảng 1%. Xuất khẩu hàng hóa quý 3 tăng 6,3%, đạt trên 100 tỷ euro. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Pháp cả năm 2010 sẽ có thể tăng 9%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Pháp là máy móc thiết bị, hàng cơ khí, đồ điện, máy tính và các sản phẩm trung gian như hóa chất, thép, cao su… Kim ngạch của Pháp xuất khẩu sang châu Âu (các bạn hàng lớn của Pháp đều ở châu Âu) quý 3 tăng 5,4%, quý 2 tăng 1,7%.
Xuất khẩu sang các nước châu Á tăng nhẹ. Nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm mạnh (-18,3%). Tuy nhiên, đây sẽ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Pháp năm 2011, nhờ các hợp đồng trị giá đến 20 tỷ euro đã ký kết trong chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tháng 11 vừa qua.
Trong khi đó nhập khẩu hàng hóa quý 3 của Pháp đạt trên 114 tỷ euro, tăng 5,8%. Pháp nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng, linh kiện hàng không vũ trụ, phụ tùng điện, máy móc điện tử. Pháp nhập hàng chủ yếu từ châu Mỹ (tăng 15,6%), châu Á (tăng 13,2%) và đặc biệt hàng dệt may từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Xuân Yên, Tham tán thương mại, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, kim ngạch nhập khẩu đã vượt kim ngạch xuất khẩu, nên cán cân thương mại của Pháp bị thâm hụt trong quý 3 năm 2010.
Do đó, chính sách kinh tế đối ngoại của Pháp tới đây sẽ thực hiện cải cách hệ thống hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường đội ngũ phát triển xuất khẩu, chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thúc đẩy đàm phán thương mại nhằm giảm hàng rào thuế quan và chống lại tình trạng bảo hộ mậu dịch.
Pháp chủ trương tăng cường các hoạt động kinh tế với các nước mới nổi đặc biệt trên các lĩnh vực Pháp có thế mạnh như hàng không vũ trụ, đường sắt, năng lượng, dược phẩm, công nghệ, thực phẩm nhằm hướng tới sự phát triển bền vững./.
Đây là mức tăng trưởng trung bình trong khối các nước sử dụng đồng euro. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của Pháp sẽ là 1,6% và 2% vào năm 2011 và 2012.
Như vậy, Pháp đã thoát khỏi sự tăng trưởng âm trong thời kỳ khủng hoảng (năm 2009 là -2,5%) nhờ các chính sách kích thích nền kinh tế và hỗ trợ tiêu dùng vẫn duy trì trong năm 2010, sức mua của các gia đình đều tăng, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng và sản phẩn công nghiệp chế biến như ôtô (+1,3%), hàng may mặc và đồ da. Dự kiến sức mua sẽ còn tăng vào dịp Noel và Tết dương lịch.
Sản lượng công nghiệp và dịch vụ tăng đều với quý 2 tăng 0,4%; quý 3 tăng 0,8%, dự kiến cả năm sẽ tăng khoảng 1%. Xuất khẩu hàng hóa quý 3 tăng 6,3%, đạt trên 100 tỷ euro. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Pháp cả năm 2010 sẽ có thể tăng 9%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Pháp là máy móc thiết bị, hàng cơ khí, đồ điện, máy tính và các sản phẩm trung gian như hóa chất, thép, cao su… Kim ngạch của Pháp xuất khẩu sang châu Âu (các bạn hàng lớn của Pháp đều ở châu Âu) quý 3 tăng 5,4%, quý 2 tăng 1,7%.
Xuất khẩu sang các nước châu Á tăng nhẹ. Nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm mạnh (-18,3%). Tuy nhiên, đây sẽ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Pháp năm 2011, nhờ các hợp đồng trị giá đến 20 tỷ euro đã ký kết trong chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tháng 11 vừa qua.
Trong khi đó nhập khẩu hàng hóa quý 3 của Pháp đạt trên 114 tỷ euro, tăng 5,8%. Pháp nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng, linh kiện hàng không vũ trụ, phụ tùng điện, máy móc điện tử. Pháp nhập hàng chủ yếu từ châu Mỹ (tăng 15,6%), châu Á (tăng 13,2%) và đặc biệt hàng dệt may từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Xuân Yên, Tham tán thương mại, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, kim ngạch nhập khẩu đã vượt kim ngạch xuất khẩu, nên cán cân thương mại của Pháp bị thâm hụt trong quý 3 năm 2010.
Do đó, chính sách kinh tế đối ngoại của Pháp tới đây sẽ thực hiện cải cách hệ thống hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường đội ngũ phát triển xuất khẩu, chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thúc đẩy đàm phán thương mại nhằm giảm hàng rào thuế quan và chống lại tình trạng bảo hộ mậu dịch.
Pháp chủ trương tăng cường các hoạt động kinh tế với các nước mới nổi đặc biệt trên các lĩnh vực Pháp có thế mạnh như hàng không vũ trụ, đường sắt, năng lượng, dược phẩm, công nghệ, thực phẩm nhằm hướng tới sự phát triển bền vững./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)