Những năm qua, huyện Đắk Glei trở thành điểm nóng về khai thác vàng sa khoáng trái phép trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Bị truy quét quyết liệt, các “vàng tặc” đã núp bóng dưới nhiều hình thức để “hợp thức hóa” việc làm của mình.
Năm 2010, Công ty cổ phần Phúc Kim Tân được các bộ, ngành Trung ương cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án thủy điện Đắk Prot có công suất 2 MW trên địa bàn xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei.
Tuy nhiên, sau khi tổ chức khởi công rầm rộ, chủ đầu tư đã mang máy xúc, máy đào, máy ủi, mượn danh khai hoang, san ủi mặt bằng cho công trình để tranh thủ tận thu vàng sa khoáng.
“Đang thi công phần phụ trợ, nhà quản lý, đường phục vụ thi công” là kết luận của Ủy ban nhân dân huyện về thực trạng công trình này, dù công trình đã thi công được hai năm và quá thời hạn hoàn thành (dự kiến là năm 2012).
Theo văn bản số 132/BC-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Glei ngày 26/6/2013 thì “việc khai thác vàng trên là do chủ đầu tư quản lý không chặt nên đã để cho đơn vị thi công (Công ty cổ phần Ánh Dương) lợi dụng khai thác vàng sa khoáng trái phép trong vùng dự án. Hiện nay tình trạng này đã chấm dứt….”
Dường như kết luận trên của Ủy ban Nhân dân huyện đã quá ưu ái cho chủ đầu tư công trình, tất cả chỉ vì quản lý lỏng lẻo. Lý giải về việc chậm phát hiện sự việc trên, ông Nguyễn Phúc Phận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei cho rằng: “Về việc lợi dụng làm thủy điện để khai thác vàng trái phép phát hiện muộn là do công trình ở vùng sâu, vùng xa, qua nhiều "kênh" mới chạy về phía huyện. Khi có thông tin chúng tôi kịp thời xử lý chứ không kéo dài.”
Trong văn bản trên Ủy ban Nhân dân huyện cũng khẳng định tình trạng khai thác vàng ở vùng dự án này đã chấm dứt. Tuy nhiên, thực tế khi phóng viên đến, hiện trường vẫn ngổn ngang máy móc.
Ngoài ra, theo phản ánh của người dân thì ở trên núi (cách hơn 10km), mấy tháng qua có hàng loạt người dân ở các nơi khác, chủ yếu là ngoài Bắc vào khai thác vàng.
“Ở đây mình không dám vào đâu. Dân thường như mình vào dễ bị đánh,”anh Bùi Văn Huy, người dân làm rẫy ở khu vực này cho biết.
Theo phản ánh của người dân thì việc khai thác vàng nơi đây đã diễn ra nhiều tháng. "Vàng tặc” chủ yếu khai thác vào chiều tối đến sáng sớm hôm sau.
Để phục vụ đội quân khai thác vàng trái phép này, hàng ngày đều có người chuyên chở thức ăn vào lán. Mỗi chuyến xe máy chở thức ăn, chúng trả tiền công là 500.000 đồng. Mùa mưa này, để vào đến nơi, đa số xe máy được quấn xích ở lốp mới đi nổi. P hóng viên cũng phải lội bộ, leo núi cả chục km mới đến được điểm khai thác vàng, còn ở trên núi thì không ai dám dẫn vào.
Trước thực trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn, huyện Đắk Glei đã “đá” quả bóng trách nhiệm này về cho dân. Cụ thể, theo ông Nguyễn Phúc Phận thì việc khai thác vàng trái phép vừa qua chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. “Tôi đề nghị xử lý hành chính mạnh, tiêu hủy máy móc nhưng tỉnh làm thinh. Cái này mới nan giải,” ông Phận khẳng định.
Để giải quyết vấn đề "nan giải" trên, Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei đã có sáng kiến với Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập tổ gồm 4-5 hộ dùng máy sản xuất chứ không phải khai thác nhỏ lẻ như hiện nay.
"Mình giao cho họ diện tích nhất định, khai thác xong phải đảm bảo môi trường, phải hoàn thổ sau khai thác và đóng nghĩa vụ đối với Nhà nước, tôi nghĩ nếu làm được sẽ quản lý tốt hơn.”ông Phận cho biết.
Cái nhỏ lẻ, thô sơ như ông Chủ tịch nói, đó là máy bơm, máy hút có ở khắp nơi. Sự cơ giới hóa, chuyên nghiệp hóa đã hiện hữu tại các điểm khai thác vàng trái phép.
Cấm không được thì mở là chủ trương mà huyện Đắk Glei đang muốn hướng tới đối việc quản lý khai thác vàng trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên mở như thế nào, mở cho ai được hưởng lợi khi triển khai lại là chuyện khác. Liệu bao nhiêu người dân sẽ được hưởng lợi hay sáng kiến trên sẽ tiếp tay cho các “vàng tặc” công khai tận thu khoáng sản, tài nguyên của đất nước?
Trong lúc chờ ý tưởng trên thành hiện thực thì tài nguyên của đất nước vẫn bị mất, rừng lại bị phá, sông, suối bị biến dạng.../.
Năm 2010, Công ty cổ phần Phúc Kim Tân được các bộ, ngành Trung ương cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án thủy điện Đắk Prot có công suất 2 MW trên địa bàn xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei.
Tuy nhiên, sau khi tổ chức khởi công rầm rộ, chủ đầu tư đã mang máy xúc, máy đào, máy ủi, mượn danh khai hoang, san ủi mặt bằng cho công trình để tranh thủ tận thu vàng sa khoáng.
“Đang thi công phần phụ trợ, nhà quản lý, đường phục vụ thi công” là kết luận của Ủy ban nhân dân huyện về thực trạng công trình này, dù công trình đã thi công được hai năm và quá thời hạn hoàn thành (dự kiến là năm 2012).
Theo văn bản số 132/BC-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Glei ngày 26/6/2013 thì “việc khai thác vàng trên là do chủ đầu tư quản lý không chặt nên đã để cho đơn vị thi công (Công ty cổ phần Ánh Dương) lợi dụng khai thác vàng sa khoáng trái phép trong vùng dự án. Hiện nay tình trạng này đã chấm dứt….”
Dường như kết luận trên của Ủy ban Nhân dân huyện đã quá ưu ái cho chủ đầu tư công trình, tất cả chỉ vì quản lý lỏng lẻo. Lý giải về việc chậm phát hiện sự việc trên, ông Nguyễn Phúc Phận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei cho rằng: “Về việc lợi dụng làm thủy điện để khai thác vàng trái phép phát hiện muộn là do công trình ở vùng sâu, vùng xa, qua nhiều "kênh" mới chạy về phía huyện. Khi có thông tin chúng tôi kịp thời xử lý chứ không kéo dài.”
Trong văn bản trên Ủy ban Nhân dân huyện cũng khẳng định tình trạng khai thác vàng ở vùng dự án này đã chấm dứt. Tuy nhiên, thực tế khi phóng viên đến, hiện trường vẫn ngổn ngang máy móc.
Ngoài ra, theo phản ánh của người dân thì ở trên núi (cách hơn 10km), mấy tháng qua có hàng loạt người dân ở các nơi khác, chủ yếu là ngoài Bắc vào khai thác vàng.
“Ở đây mình không dám vào đâu. Dân thường như mình vào dễ bị đánh,”anh Bùi Văn Huy, người dân làm rẫy ở khu vực này cho biết.
Theo phản ánh của người dân thì việc khai thác vàng nơi đây đã diễn ra nhiều tháng. "Vàng tặc” chủ yếu khai thác vào chiều tối đến sáng sớm hôm sau.
Để phục vụ đội quân khai thác vàng trái phép này, hàng ngày đều có người chuyên chở thức ăn vào lán. Mỗi chuyến xe máy chở thức ăn, chúng trả tiền công là 500.000 đồng. Mùa mưa này, để vào đến nơi, đa số xe máy được quấn xích ở lốp mới đi nổi. P hóng viên cũng phải lội bộ, leo núi cả chục km mới đến được điểm khai thác vàng, còn ở trên núi thì không ai dám dẫn vào.
Trước thực trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn, huyện Đắk Glei đã “đá” quả bóng trách nhiệm này về cho dân. Cụ thể, theo ông Nguyễn Phúc Phận thì việc khai thác vàng trái phép vừa qua chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. “Tôi đề nghị xử lý hành chính mạnh, tiêu hủy máy móc nhưng tỉnh làm thinh. Cái này mới nan giải,” ông Phận khẳng định.
Để giải quyết vấn đề "nan giải" trên, Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei đã có sáng kiến với Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập tổ gồm 4-5 hộ dùng máy sản xuất chứ không phải khai thác nhỏ lẻ như hiện nay.
"Mình giao cho họ diện tích nhất định, khai thác xong phải đảm bảo môi trường, phải hoàn thổ sau khai thác và đóng nghĩa vụ đối với Nhà nước, tôi nghĩ nếu làm được sẽ quản lý tốt hơn.”ông Phận cho biết.
Cái nhỏ lẻ, thô sơ như ông Chủ tịch nói, đó là máy bơm, máy hút có ở khắp nơi. Sự cơ giới hóa, chuyên nghiệp hóa đã hiện hữu tại các điểm khai thác vàng trái phép.
Cấm không được thì mở là chủ trương mà huyện Đắk Glei đang muốn hướng tới đối việc quản lý khai thác vàng trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên mở như thế nào, mở cho ai được hưởng lợi khi triển khai lại là chuyện khác. Liệu bao nhiêu người dân sẽ được hưởng lợi hay sáng kiến trên sẽ tiếp tay cho các “vàng tặc” công khai tận thu khoáng sản, tài nguyên của đất nước?
Trong lúc chờ ý tưởng trên thành hiện thực thì tài nguyên của đất nước vẫn bị mất, rừng lại bị phá, sông, suối bị biến dạng.../.
Cao Nguyên (TTXVN)