Kuala Lumpur náo loạn vì "người nhện" Alain Robert

Không phải khủng bố nhưng sự có mặt của "người nhện" Alain Robert luôn gây lo lắng cho chủ các tòa nhà chọc trời và lực lượng an ninh.
Không phải kẻ khủng bố, nhưng sự có mặt của Alain Robert, một người Pháp, tạithủ đô Kuala Lumpur của quốc gia Hồi giáo Malaysia luôn gây lo lắng cho giới chủcủa các tòa nhà chọc trời và lực lượng an ninh ở đây.

Và họ đã lo lắng thật sự khi lời cảnh báo từ một khách sạn phát ra cho cáctòa nhà cao tầng vào ngày 8/1 rằng: “Thông tin từ Singapore… AlainRobert@Spiderman đã qua sân bay quốc tế Kuala Lumpur lúc 18 giờ 15 phút. Đăng ký phòng tại khách sạn Melia và sẽ trả phòng vào ngày 12/1. Tất cả các tòanhà cao tầng hãy chú ý từ đêm hôm nay”.

Ngay khi nhận được tin nhắn, các tòa nhà chọc trời đã được đặt trong tìnhtrạng báo động. Lực lượng an ninh và bảo vệ tại các cao ốc này phải tăng cườngtúc trực suốt ngày đêm. Sự lo lắng của họ có thể hiểu được, đặc biệt từ khi tayleo cao ốc không dây này đã đột kích tháp đôi Petronas tháng 9/2009.

Mặc dù các bác sĩ ở Pháp xác nhận Robert bị thương tật 60% do tai nạn từcác vụ leo cao ốc, nhưng từ khi chưa rạng sáng, chàng "người nhện" này đã tránhđược sự phát hiện của lực lượng bảo vệ để bắt đầu cuộc chinh phục 88 tầng củamột trong những biểu tượng cao nhất của thế giới mà không có thiết bị an toàn.

Cuối cùng, "người nhện" cao 1,65m cũng đã bị cảnh sát Malaysia bắtgiữ và phạt 2.000 ringgit do leo bất hợp pháp lên tòa tháp đôi cao 452m này.

Nhưng đến ngày hôm nay thì mọi người đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì chàngnghệ sĩ Robert quay lại thành phố này không phải để trèo lên bất cứ một tòa nhànào. Anh đến đây để nhận giải thưởng “the Brand Laureate International BrandPersonality” vì các kỹ năng, kinh nghiệm và sự thành công của anh khi một mìnhleo lên các tòa nhà cao tầng mà không cần thiết bị và lực lượng hỗ trợ.

Trong sự nghiệp của mình, Robert đã chinh phục hơn 80 cao ốc trên thếgiới, gồm tòa nhà Empire State, tháp Sears, tòa cao ốc Taipei 101...  và tấtnhiên có tháp đôi Petronas./.

Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Cao Văn Thành, thương binh 1/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Bài 4: Lời hẹn ước sắt son cho Tổ quốc đứng lên

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc, không chỉ là hẹn ước sắt son, mà đó còn là lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên đấu tranh giữ nước.

Phi công Hoàng Biểu (giữa) cùng đồng đội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những phi công anh hùng sống chết cho đất nước

Với nhiều phi công, khi chiến thắng trở về ai cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khi đồng đội và chiếc MiG thân yêu của họ không còn, nhưng khát vọng thống nhất còn cháy bỏng hơn lò lửa chiến tranh.