Cách đây 100 năm, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen đã giành chiến thắng trong cuộc đua chết người tới Nam Cực trước đối thủ người Anh, nhà phiêu lưu mạo Robert Scott, và sự kiện đã thu hút sự chú ý của thế giới .
Ngày 14/12/1911, không lâu trước khi nổ ra Thế chiến thứ nhất, khi chủ nghĩa dân tộc đang tăng mạnh ở châu Âu, Amundsen và 4 thành viên đội của ông đã là những người đầu tiên cắm cờ Na Uy ở điểm cực Nam của Trái đất. Chiến thắng của ông trước sĩ quan hải quân Anh là câu chuyện vĩ đại về một người Scandinavia khôn ngoan và thực dụng, đã vượt qua đối thủ, một quý ông can đảm nhưng bướng bỉnh.
Với phần lớn thế giới khi đó đã được khám phá, hai nhà thám hiểm đều mơ tới việc sẽ chinh phục các "cực" của riêng họ: Amundsen khi đó đang nhắm tới cực Bắc và Scott nhắm tới cực Nam.
"Tôi không thể nói, dù tôi biết nghe như thế sẽ hợp lý hơn - rằng mục tiêu của đời tôi đã đạt được" - Amundsen về sau đã viết lại về kỳ tích của ông.
"Điều đó nghe sẽ lãng mạn hơn là nói thẳng toẹt ra. Tôi phải thành thật thừa nhận rằng mình chưa từng quen biết tới bất kỳ ai bị đặt vào một vị trí ngược hẳn hoàn toàn với mục tiêu anh ta mong đạt được, giống như tôi khi đó" - Amundsen thừa nhận.
Hoàn cảnh đã dẫn ông tới Nam Cực
Trong khi chuẩn bị cho hành trình để trở thành người đầu tiên đặt chân tới Bắc Cực, Amundsen hay tin rằng hai người Mỹ, Frederick Cook và Robert Peary, đã tuyên bố chinh phục được cực này. Các tuyên bố khi đó còn gây tranh cãi, nhưng cũng đủ để Amundsen hướng mắt vào mục tiêu khác.
Tháng 8/1910, ông đã khởi hành tới Nam Cực. Một cách khôn ngoan. Phải tới tháng 10, Scott mới nhận được một bức điện: "Buộc phải đi sớm, thông báo để anh tiến hành ở Nam Cực. Amundsen".
Đội thám hiểm của Anh quốc, vốn đặt mục tiêu chinh phục cực Nam như một niềm kiêu hãnh quốc gia, đã lập tức tăng nhiệt. Cuộc đua bắt đầu. Hai đoàn thám hiểm tới Nam Cực vào tháng 1. Những tháng đầu tiên được dùng để kiểm tra trang thiết bị, đặt các lều hàng dự trữ dọc theo tuyến đường họ dự định sẽ đi qua. Ngay khi mùa đông Nam Cực, đồng hành với nó là bóng tối hoàn toàn và nhiệt độ lạnh như băng, đã đi qua, Amundsen, người đã lập trại căn cứ từ trước ở Nam Cực, cũng đã khởi hành trước, vào ngày 20/10.
Trong chuyến đi lịch sử băng qua Northwest Passage (Đường Tây Bắc) trong năm 1903-1906, Amundsen đã quan sát được người Eskimo từ xa và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu, như tầm quan trọng của việc sử dụng chó kéo xe để di truyển và da tuần lộc để giữ ấm, thay vì dùng vải len thông thường. Các xe hàng được thiết kế gọn nhẹ và các ván trượt tuyết, một lĩnh vực người Na Uy rất giỏi, đã được sử dụng. Những chú chó kéo xe còn được sử dụng cho một mục đích khác: trong số 52 chú chó bắt đầu hành trình, rất nhiều con đã kết thúc cuộc đời trên đĩa ăn của đội thám hiểm đói ngấu.
Trong khi đó, đội thám hiểm của Anh đã tới đích với một "cỗ pháo hạng nặng". Trang thiết bị của họ rất cồng kềnh, ngoài chó kéo, họ còn có 2 xe trượt tuyết chạy máy, nhưng nhanh chóng bị hỏng và cả những chú ngựa đã sớm gục ngã trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Nam Cực. Đoàn thám hiểm của Scott rời đi vào ngày 1/11 nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Do những chú ngựa kéo đã chết cả, đội thám hiểm phải kéo các xe hàng nặng bằng sức họ, trong điều kiện thời tiết tệ hại.
Ngày 16/1/1912, khi chuẩn bị tới đích, họ đã thấy vết xe kéo trong tuyết: họ hoàn toàn sụp đổ về tinh thần, khi thấy rằng Amundsen đã thắng trước trong cuộc đua tới Nam Cực. Ngày tiếp theo, khi cả nhóm tới Nam Cực, đúng một tháng sau đối thủ, họ đã thấy một chiếc lều cắm cờ Na Uy. Bên trong, Amundsen để lại một lời nhắn gửi tới Scott, trong đó kết thúc bằng mấy chữ: "Với lòng tôn trọng, tôi chúc anh có chuyến trở về an toàn."
"Chúa ơi! Đây là một nơi khủng khiếp!" - Scott đã phải thốt lên trong nhật ký của ông.
Chuyến trở về của Scott là thảm hoạ, với những cơn bão dữ dội và nhiệt độ tụt xuống -42 độ C. Đội của Scott mệt lử và một thành viên đã chết vì cái lạnh. Một người khác, với những ngón chân bị hoại tử, đã rời nhóm lang thang đi tìm cái chết. Bị kẹt lại trong một cơn bão tuyết lớn, ba người sống sót hoàn toàn bị nhốt trong căn lều của họ, lạnh cóng và đói khát, khi chỉ còn cách điểm tiếp tế gần nhất có 18km. Thi thể của Scott và hai thành viên trong đội đã được tìm thấy trong căn lều của họ, bị chôn vùi dưới tuyết, vào tháng 11/1912.
"Thật đáng tiếc nhưng tôi không nghĩ mình có thể viết gì thêm. R. Scott. Xin Chúa rủ lòng thương tới những người chúng tôi". Dòng nhật ký cuối cùng, Scott viết vào ngày 29/3.
Đó đã là hơn 3 tuần sau khi Amundsen trở lại Tasmania, nơi ông tuyên bố kỳ tích của mình trước thế giới. Với những người Na Uy, mới giành được độc lập từ Thuỵ Điển trước đó vài năm, Amundsen là anh hùng dân tộc.
Năm 1926, Amundsen cuối cùng đã tới Bắc Cực trong một quả khí cầu nhỏ. Ông chết sau đó 2 năm trong một nhiệm vụ giải cứu nhà thám hiểm người Italia Umberto Nobile./.
Ngày 14/12/1911, không lâu trước khi nổ ra Thế chiến thứ nhất, khi chủ nghĩa dân tộc đang tăng mạnh ở châu Âu, Amundsen và 4 thành viên đội của ông đã là những người đầu tiên cắm cờ Na Uy ở điểm cực Nam của Trái đất. Chiến thắng của ông trước sĩ quan hải quân Anh là câu chuyện vĩ đại về một người Scandinavia khôn ngoan và thực dụng, đã vượt qua đối thủ, một quý ông can đảm nhưng bướng bỉnh.
Với phần lớn thế giới khi đó đã được khám phá, hai nhà thám hiểm đều mơ tới việc sẽ chinh phục các "cực" của riêng họ: Amundsen khi đó đang nhắm tới cực Bắc và Scott nhắm tới cực Nam.
"Tôi không thể nói, dù tôi biết nghe như thế sẽ hợp lý hơn - rằng mục tiêu của đời tôi đã đạt được" - Amundsen về sau đã viết lại về kỳ tích của ông.
"Điều đó nghe sẽ lãng mạn hơn là nói thẳng toẹt ra. Tôi phải thành thật thừa nhận rằng mình chưa từng quen biết tới bất kỳ ai bị đặt vào một vị trí ngược hẳn hoàn toàn với mục tiêu anh ta mong đạt được, giống như tôi khi đó" - Amundsen thừa nhận.
Hoàn cảnh đã dẫn ông tới Nam Cực
Trong khi chuẩn bị cho hành trình để trở thành người đầu tiên đặt chân tới Bắc Cực, Amundsen hay tin rằng hai người Mỹ, Frederick Cook và Robert Peary, đã tuyên bố chinh phục được cực này. Các tuyên bố khi đó còn gây tranh cãi, nhưng cũng đủ để Amundsen hướng mắt vào mục tiêu khác.
Tháng 8/1910, ông đã khởi hành tới Nam Cực. Một cách khôn ngoan. Phải tới tháng 10, Scott mới nhận được một bức điện: "Buộc phải đi sớm, thông báo để anh tiến hành ở Nam Cực. Amundsen".
Đội thám hiểm của Anh quốc, vốn đặt mục tiêu chinh phục cực Nam như một niềm kiêu hãnh quốc gia, đã lập tức tăng nhiệt. Cuộc đua bắt đầu. Hai đoàn thám hiểm tới Nam Cực vào tháng 1. Những tháng đầu tiên được dùng để kiểm tra trang thiết bị, đặt các lều hàng dự trữ dọc theo tuyến đường họ dự định sẽ đi qua. Ngay khi mùa đông Nam Cực, đồng hành với nó là bóng tối hoàn toàn và nhiệt độ lạnh như băng, đã đi qua, Amundsen, người đã lập trại căn cứ từ trước ở Nam Cực, cũng đã khởi hành trước, vào ngày 20/10.
Trong chuyến đi lịch sử băng qua Northwest Passage (Đường Tây Bắc) trong năm 1903-1906, Amundsen đã quan sát được người Eskimo từ xa và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu, như tầm quan trọng của việc sử dụng chó kéo xe để di truyển và da tuần lộc để giữ ấm, thay vì dùng vải len thông thường. Các xe hàng được thiết kế gọn nhẹ và các ván trượt tuyết, một lĩnh vực người Na Uy rất giỏi, đã được sử dụng. Những chú chó kéo xe còn được sử dụng cho một mục đích khác: trong số 52 chú chó bắt đầu hành trình, rất nhiều con đã kết thúc cuộc đời trên đĩa ăn của đội thám hiểm đói ngấu.
Trong khi đó, đội thám hiểm của Anh đã tới đích với một "cỗ pháo hạng nặng". Trang thiết bị của họ rất cồng kềnh, ngoài chó kéo, họ còn có 2 xe trượt tuyết chạy máy, nhưng nhanh chóng bị hỏng và cả những chú ngựa đã sớm gục ngã trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Nam Cực. Đoàn thám hiểm của Scott rời đi vào ngày 1/11 nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Do những chú ngựa kéo đã chết cả, đội thám hiểm phải kéo các xe hàng nặng bằng sức họ, trong điều kiện thời tiết tệ hại.
Ngày 16/1/1912, khi chuẩn bị tới đích, họ đã thấy vết xe kéo trong tuyết: họ hoàn toàn sụp đổ về tinh thần, khi thấy rằng Amundsen đã thắng trước trong cuộc đua tới Nam Cực. Ngày tiếp theo, khi cả nhóm tới Nam Cực, đúng một tháng sau đối thủ, họ đã thấy một chiếc lều cắm cờ Na Uy. Bên trong, Amundsen để lại một lời nhắn gửi tới Scott, trong đó kết thúc bằng mấy chữ: "Với lòng tôn trọng, tôi chúc anh có chuyến trở về an toàn."
"Chúa ơi! Đây là một nơi khủng khiếp!" - Scott đã phải thốt lên trong nhật ký của ông.
Chuyến trở về của Scott là thảm hoạ, với những cơn bão dữ dội và nhiệt độ tụt xuống -42 độ C. Đội của Scott mệt lử và một thành viên đã chết vì cái lạnh. Một người khác, với những ngón chân bị hoại tử, đã rời nhóm lang thang đi tìm cái chết. Bị kẹt lại trong một cơn bão tuyết lớn, ba người sống sót hoàn toàn bị nhốt trong căn lều của họ, lạnh cóng và đói khát, khi chỉ còn cách điểm tiếp tế gần nhất có 18km. Thi thể của Scott và hai thành viên trong đội đã được tìm thấy trong căn lều của họ, bị chôn vùi dưới tuyết, vào tháng 11/1912.
"Thật đáng tiếc nhưng tôi không nghĩ mình có thể viết gì thêm. R. Scott. Xin Chúa rủ lòng thương tới những người chúng tôi". Dòng nhật ký cuối cùng, Scott viết vào ngày 29/3.
Đó đã là hơn 3 tuần sau khi Amundsen trở lại Tasmania, nơi ông tuyên bố kỳ tích của mình trước thế giới. Với những người Na Uy, mới giành được độc lập từ Thuỵ Điển trước đó vài năm, Amundsen là anh hùng dân tộc.
Năm 1926, Amundsen cuối cùng đã tới Bắc Cực trong một quả khí cầu nhỏ. Ông chết sau đó 2 năm trong một nhiệm vụ giải cứu nhà thám hiểm người Italia Umberto Nobile./.
PV (AFP/Vietnam+)