Với ông Hà Bằng, một trong những pháo thủ của con tàu không số đầu tiên của thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam, ký ức về những ngày tham gia quân ngũ vẫn còn in đậm trong tâm trí.
Ông Bằng kể từ nhỏ, hình ảnh những người lính hải quân với trang phục xanh trắng đã in sâu vào tâm trí ông. Ông Bằng cho biết ông luôn ước ao được vào lính hải quân mặc dù biết đây là điều không dễ dàng.
Tháng 2/1964, ông Bằng được tuyển vào Trung đoàn E170 và sau đó được Đoàn 759 cử người về để tuyển quân. Sau thời gian huấn luyện gian khổ, ông được phân công vị trí làm pháo thủ số 5 trực một ụ pháo sau cabin tàu trên con tàu không số mang số hiệu 68 do thuyền trưởng Phan Vinh phụ trách, tham gia vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam.
Chuyến đi đầu tiên của ông Bằng là từ cảng Hải Phòng vào Trà Vinh. Hồi ức lại chuyến đi đó, người cựu chiến binh già vẫn không dấu nổi vẻ háo hức với phương châm lúc bấy giờ là bí mật, bất ngờ, né tránh, dũng cảm, mưu trí thọc sâu vào lòng địch. Tâm trí mỗi chiến sỹ trên tàu đều thấm nhầm câu nói "Gió bão là gạo của miền Nam." Chính thì thế, những lúc mưa to, gió bão lớn là các chiến sỹ lại xuất phát lên đường chi viện cho miền Nam. Trước chuyến đi đầu tiên đó, ông Bằng đã định sẵn trong lòng một ý chí cảm tử. Cuốn nhật ký của ông còn gửi lại lời nhắn đó cho gia đình.
Lúc bấy giờ, mỗi chuyến tàu không số đi vào miền Nam, ngoài số vũ khí nặng ngót 100 tấn được chuyển đi, tàu chuẩn bị sẵn thuốc nổ để khi tàu bị địch phát hiện mà không chạy thoát được, thuyền trưởng sẽ hạ lệnh cho nổ tung để tàu bị phá hủy cùng với toàn bộ vũ khí và con người trên tàu.
Trước mỗi chuyến đi, “lễ truy điệu sống” cho các chiến sỹ là điều thường thấy lúc bấy giờ. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm vui buồn in sâu vào tâm trí ông. Có những chuyến đi suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió vào thẳng chiến trường miền Nam để chi viện. Có những chuyến đi kéo dài đến vài tháng trời, gần đến đích lại phải quay trở lại miền Bắc do bị địch phát hiện và bố trí phục kích. Có những chuyến đi, tàu phải “thay hình đổi dạng,” đánh lừa quân địch, nhiều lần tưởng phải “cảm tử” nhưng cuối cùng lại thoát hiểm.
Ông Hà Bằng bồi hồi nhớ lại khó khăn nhất là làm sao thực hiện nhiệm vụ mà qua khỏi các vòng vây trùng trùng điệp điệp của quân địch. Vòng ngoài cùng là Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ với các thuyền chiến cỡ lớn luôn sẵn sàng bắn hạ mục tiêu nghi ngờ. Gần hơn nữa là hải quân ngụy tuần tiễu liên tục. Gần bờ, hải thuyền của ngụy được trang bị tốc độ lớn luôn luôn săn lùng, ngay cả ở các sông rạch gần bờ biển. Ra đa cảnh giới bờ biển được bố trí dày đặc. Trên bờ, lực lượng địch rất đông. Trên bầu trời, máy bay tuần hành liên tục. Dưới biển, người nhái, ngư lôi canh chừng...
Một kỷ niệm khiến ông Hà Bằng nhớ mãi... Đó là khi cả nước đang chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, tàu không số ông công tác chưa kịp sửa chữa xong đã nhận ngay nhiệm vụ mới là vận chuyển hơn 100 tấn vũ khí đạn dược vào miền Nam. Khi qua địa phận miền Bắc, đến địa phận công hải, ông đang làm nhiệm vụ quan sát chợt phát hiện 2 chiếc thuyền cỡ lớn của Mỹ đang đón đầu thuyền.
Thuyền trưởng Phan Vinh ra lệnh: "mở góc lái” cho thuyền chạy sang hướng khác để tránh đụng độ thuyền địch. Đi chưa được bao lâu, chợt thấy 2 chiếc thuyền khác của địch đuổi theo. Các chiến sỹ trên tàu được lệnh mang hết lưới, thúng, bao giăng hết lên thuyền để giả làm thuyền đánh cá. Thuyền được lái từ từ vào gần bờ. Lúc này, 2 chiếc thuyền chiến của địch vẫn giữ khoảng cách khoảng gần 10km với thuyền của ta. Bất chợt có tiếng máy bay gầm rú. Ngẩng lên, 2 chiếc trực thăng của địch bay lượt trên đầu. Thi thoảng, chúng lại nhào xuống là là sát thuyền. Tình hình vô cùng khẩn trương.
Thuyền trưởng Phan Vinh tập hợp anh em phân công nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cảm tử. Lúc đó, tất cả đều xác định hy sinh với địch, kíp nổ cũng đã sắn sàng để cho tàu nổ tung cùng với địch. Tuy nhiên, khoảng 1 tiếng sau, máy bay của địch sau khi bay lượn thám thính đã bay mất. Hai chiếc tàu chiến cũng rút lui. Cả tàu thở phào nhẹ nhõm... rồi tiếp tục ra khơi. Nhưng khổ nỗi, do vào quá sâu nên tàu bị mắc cạn. May thay, lúc sau có một chiếc thuyền của quân giải phóng đi qua. Vậy là, 15 người trên thuyền lại phải khuân hơn 100 tấn hàng sang nhờ thuyền bạn để tàu đi ra xa rồi lại khuân hàng trở lại, tiếp tục lên đường.
Hơn 20 năm phục vụ trong quân ngũ, ông Hà Bằng không nhớ rõ đã tham gia vận chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Dấu chân ông đã đặt tại chiến trường nước bạn Lào. Năm 1966, chiến sỹ Hà Bằng vinh sự được tham dự Đại hội Thanh niên quyết thắng toàn dân lần thứ nhất và được nhận quà của Bác Hồ. Với ông, đây là một phần thưởng vô giá suốt đời không bao giờ quên. "Trong phần đời còn lại của mình, tôi nguyện đi theo lý tưởng của Hồ Chủ Tịch để truyền ngọn lửa chiến đấu cho thế hệ trẻ, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ”- Cựu chiến binh Hà Bằng bộc bạch./.
Ông Bằng kể từ nhỏ, hình ảnh những người lính hải quân với trang phục xanh trắng đã in sâu vào tâm trí ông. Ông Bằng cho biết ông luôn ước ao được vào lính hải quân mặc dù biết đây là điều không dễ dàng.
Tháng 2/1964, ông Bằng được tuyển vào Trung đoàn E170 và sau đó được Đoàn 759 cử người về để tuyển quân. Sau thời gian huấn luyện gian khổ, ông được phân công vị trí làm pháo thủ số 5 trực một ụ pháo sau cabin tàu trên con tàu không số mang số hiệu 68 do thuyền trưởng Phan Vinh phụ trách, tham gia vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam.
Chuyến đi đầu tiên của ông Bằng là từ cảng Hải Phòng vào Trà Vinh. Hồi ức lại chuyến đi đó, người cựu chiến binh già vẫn không dấu nổi vẻ háo hức với phương châm lúc bấy giờ là bí mật, bất ngờ, né tránh, dũng cảm, mưu trí thọc sâu vào lòng địch. Tâm trí mỗi chiến sỹ trên tàu đều thấm nhầm câu nói "Gió bão là gạo của miền Nam." Chính thì thế, những lúc mưa to, gió bão lớn là các chiến sỹ lại xuất phát lên đường chi viện cho miền Nam. Trước chuyến đi đầu tiên đó, ông Bằng đã định sẵn trong lòng một ý chí cảm tử. Cuốn nhật ký của ông còn gửi lại lời nhắn đó cho gia đình.
Lúc bấy giờ, mỗi chuyến tàu không số đi vào miền Nam, ngoài số vũ khí nặng ngót 100 tấn được chuyển đi, tàu chuẩn bị sẵn thuốc nổ để khi tàu bị địch phát hiện mà không chạy thoát được, thuyền trưởng sẽ hạ lệnh cho nổ tung để tàu bị phá hủy cùng với toàn bộ vũ khí và con người trên tàu.
Trước mỗi chuyến đi, “lễ truy điệu sống” cho các chiến sỹ là điều thường thấy lúc bấy giờ. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm vui buồn in sâu vào tâm trí ông. Có những chuyến đi suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió vào thẳng chiến trường miền Nam để chi viện. Có những chuyến đi kéo dài đến vài tháng trời, gần đến đích lại phải quay trở lại miền Bắc do bị địch phát hiện và bố trí phục kích. Có những chuyến đi, tàu phải “thay hình đổi dạng,” đánh lừa quân địch, nhiều lần tưởng phải “cảm tử” nhưng cuối cùng lại thoát hiểm.
Ông Hà Bằng bồi hồi nhớ lại khó khăn nhất là làm sao thực hiện nhiệm vụ mà qua khỏi các vòng vây trùng trùng điệp điệp của quân địch. Vòng ngoài cùng là Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ với các thuyền chiến cỡ lớn luôn sẵn sàng bắn hạ mục tiêu nghi ngờ. Gần hơn nữa là hải quân ngụy tuần tiễu liên tục. Gần bờ, hải thuyền của ngụy được trang bị tốc độ lớn luôn luôn săn lùng, ngay cả ở các sông rạch gần bờ biển. Ra đa cảnh giới bờ biển được bố trí dày đặc. Trên bờ, lực lượng địch rất đông. Trên bầu trời, máy bay tuần hành liên tục. Dưới biển, người nhái, ngư lôi canh chừng...
Một kỷ niệm khiến ông Hà Bằng nhớ mãi... Đó là khi cả nước đang chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, tàu không số ông công tác chưa kịp sửa chữa xong đã nhận ngay nhiệm vụ mới là vận chuyển hơn 100 tấn vũ khí đạn dược vào miền Nam. Khi qua địa phận miền Bắc, đến địa phận công hải, ông đang làm nhiệm vụ quan sát chợt phát hiện 2 chiếc thuyền cỡ lớn của Mỹ đang đón đầu thuyền.
Thuyền trưởng Phan Vinh ra lệnh: "mở góc lái” cho thuyền chạy sang hướng khác để tránh đụng độ thuyền địch. Đi chưa được bao lâu, chợt thấy 2 chiếc thuyền khác của địch đuổi theo. Các chiến sỹ trên tàu được lệnh mang hết lưới, thúng, bao giăng hết lên thuyền để giả làm thuyền đánh cá. Thuyền được lái từ từ vào gần bờ. Lúc này, 2 chiếc thuyền chiến của địch vẫn giữ khoảng cách khoảng gần 10km với thuyền của ta. Bất chợt có tiếng máy bay gầm rú. Ngẩng lên, 2 chiếc trực thăng của địch bay lượt trên đầu. Thi thoảng, chúng lại nhào xuống là là sát thuyền. Tình hình vô cùng khẩn trương.
Thuyền trưởng Phan Vinh tập hợp anh em phân công nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cảm tử. Lúc đó, tất cả đều xác định hy sinh với địch, kíp nổ cũng đã sắn sàng để cho tàu nổ tung cùng với địch. Tuy nhiên, khoảng 1 tiếng sau, máy bay của địch sau khi bay lượn thám thính đã bay mất. Hai chiếc tàu chiến cũng rút lui. Cả tàu thở phào nhẹ nhõm... rồi tiếp tục ra khơi. Nhưng khổ nỗi, do vào quá sâu nên tàu bị mắc cạn. May thay, lúc sau có một chiếc thuyền của quân giải phóng đi qua. Vậy là, 15 người trên thuyền lại phải khuân hơn 100 tấn hàng sang nhờ thuyền bạn để tàu đi ra xa rồi lại khuân hàng trở lại, tiếp tục lên đường.
Hơn 20 năm phục vụ trong quân ngũ, ông Hà Bằng không nhớ rõ đã tham gia vận chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Dấu chân ông đã đặt tại chiến trường nước bạn Lào. Năm 1966, chiến sỹ Hà Bằng vinh sự được tham dự Đại hội Thanh niên quyết thắng toàn dân lần thứ nhất và được nhận quà của Bác Hồ. Với ông, đây là một phần thưởng vô giá suốt đời không bao giờ quên. "Trong phần đời còn lại của mình, tôi nguyện đi theo lý tưởng của Hồ Chủ Tịch để truyền ngọn lửa chiến đấu cho thế hệ trẻ, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ”- Cựu chiến binh Hà Bằng bộc bạch./.
Đức Phương (TTXVN/Vietnam+)