Theo Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lai Châu Trần Thị Liên, chỉ tính từ ngày 1/1-9/4, trên địa bàn có gần 260 người, chủ yếu tập trung ở huyện Sìn Hồ, Phong Thổ và thị xã Lai Châu, ghi bị chó dại cắn, buộc phải tiêm phòng vắcxin dại.
Bà Liên cho biết thường vào tháng Năm và tháng Sáu, thời tiết nóng bức mới là cao điểm bệnh dại phát triển, nhưng từ cuối năm 2009 đến đầu năm nay lại rất khác thường, số người nghi bị chó dại cắn có chiều hướng gia tăng đột biến.
Từ ngày 16/3 vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu triển khai tiêm phòng dại đợt chính với 12.000 liều vắcxin, chủ yếu cho đàn chó trên địa bàn 60 xã, còn đối với mèo thì hạn chế.
Từ đầu năm đến nay, ngành thú y tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng ngăn chặn, tiêu hủy kịp thời hơn 160 con chó, chủ yếu có nguồn gốc từ tỉnh Phú Thọ vận chuyển vào địa bàn.
Tỉnh Lai Châu đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết triệt để dịch chó dại như tiêu hủy toàn bộ đàn chó, mèo có nguồn gốc ngoại tỉnh; quản lý chặt đàn chó; làm phiếu theo dõi và tiêm phòng định kỳ cho đàn chó, mèo nhưng không mấy khả thi.
Ông Phạm Anh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh cho biết hiện tượng chó thả rông vẫn phổ biến trên các địa bàn, công tác tiêm phòng chó dại cũng chỉ đạt tỷ lệ cao ở những xã trung tâm, còn những xã vùng sâu, vùng xa rất khó thực hiện do người dân chưa tự giác tiêm phòng cho chó, mèo.
Từ tháng 3/2009, bệnh dại bùng phát trên địa bàn tỉnh Lai Châu làm bốn trường hợp tử vong, hơn 1.000 người bị nghi chó dại cắn đã tiêm phòng, tỉnh phải công bố dịch chó dại trên toàn địa bàn.
Người nghèo của tỉnh Lai Châu đã được tiêm phòng dại miễn phí từ tháng 5/2009, ý thức sớm tiêm phòng bệnh dại của đồng bào khi bị nghi chó dại cắn đã được nâng cao, nên hiện chưa có trường hợp nào tử vong./.
Bà Liên cho biết thường vào tháng Năm và tháng Sáu, thời tiết nóng bức mới là cao điểm bệnh dại phát triển, nhưng từ cuối năm 2009 đến đầu năm nay lại rất khác thường, số người nghi bị chó dại cắn có chiều hướng gia tăng đột biến.
Từ ngày 16/3 vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu triển khai tiêm phòng dại đợt chính với 12.000 liều vắcxin, chủ yếu cho đàn chó trên địa bàn 60 xã, còn đối với mèo thì hạn chế.
Từ đầu năm đến nay, ngành thú y tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng ngăn chặn, tiêu hủy kịp thời hơn 160 con chó, chủ yếu có nguồn gốc từ tỉnh Phú Thọ vận chuyển vào địa bàn.
Tỉnh Lai Châu đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết triệt để dịch chó dại như tiêu hủy toàn bộ đàn chó, mèo có nguồn gốc ngoại tỉnh; quản lý chặt đàn chó; làm phiếu theo dõi và tiêm phòng định kỳ cho đàn chó, mèo nhưng không mấy khả thi.
Ông Phạm Anh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh cho biết hiện tượng chó thả rông vẫn phổ biến trên các địa bàn, công tác tiêm phòng chó dại cũng chỉ đạt tỷ lệ cao ở những xã trung tâm, còn những xã vùng sâu, vùng xa rất khó thực hiện do người dân chưa tự giác tiêm phòng cho chó, mèo.
Từ tháng 3/2009, bệnh dại bùng phát trên địa bàn tỉnh Lai Châu làm bốn trường hợp tử vong, hơn 1.000 người bị nghi chó dại cắn đã tiêm phòng, tỉnh phải công bố dịch chó dại trên toàn địa bàn.
Người nghèo của tỉnh Lai Châu đã được tiêm phòng dại miễn phí từ tháng 5/2009, ý thức sớm tiêm phòng bệnh dại của đồng bào khi bị nghi chó dại cắn đã được nâng cao, nên hiện chưa có trường hợp nào tử vong./.
Nguyễn Công Hải (Vietnam+)