Tận dụng thời gian nông nhàn, phụ nữ ở vùng nông thôn huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) đã làm ra những sản phẩm mỹ nghệ hết sức độc đáo từ bèo tây (hay còn gọi cây lục bình) để xuất khẩu ra thế giới.
Hoạt động sản xuất này đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của hàng trăm phụ nữ trong huyện.
Cát Tiên được xem là vùng “rốn lũ” của tỉnh Lâm Đồng, vùng đất thuần nông này lại càng khó khăn chồng chất với những cơn lũ quét tràn về hàng năm.
Nhận thấy điều đó, Hội Phụ nữ huyện Cát Tiên đã thành lập Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp An Bình và tổ chức đào tạo nhiều ngành nghề như dệt thổ cẩm, đan lát, trồng nấm mèo, làm đồ thủ công mỹ nghề từ bèo tây cho chị em phụ nữ trong huyện.
Chị An Thị Hương (34 tuổi), chủ nhiệm Hợp tác xã An Bình cho biết ngay từ lô hàng mỹ nghệ bèo tây đầu tiên đã được các nhà xuất khẩu đánh giá cao về chất lượng. Đây là nguồn động lực, khích lệ lớn để Hợp tác xã An Bình cùng nông dân mở rộng quy mô sản xuất.
Trước đó, để khắc phục khó khăn ban đầu về vốn sản xuất, chị Hương đã mạnh dạn đi vay vốn ngân hàng, phát triển thêm xã viên để mở rộng quy mô. Từ con số 20 xã viên ban đầu, đến nay Hợp tác xã An Bình đã có tới 200 xã viên.
Hiện tại, mỗi tháng Hợp tác xã An Bình tiêu thụ 20 tấn bèo khô để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu đi các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…
Chị An Thị Hương chia sẻ, từ loài cây thủy sinh mọc tràn lan trên đồng ruộng này, qua những bàn tay khéo léo của những thợ-nông dân, các sản phẩm như giá đĩa treo tường, túi xách, chậu hoa... đã được hình thành và được khách hàng hết sức ưa chuộng.
Tuy nhiên điều mà Chủ nhiệm Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp An Bình vẫn còn trăn trở là trong thời gian tới, Hợp tác xã tiếp tục tăng thêm xã viên, mở rộng quy mô sản xuất nên rất cần vốn.
Nếu được hỗ trợ về vốn, Hợp tác xã sẽ có đa dạng sản phẩm hơn, tiến tới xây dựng quy trình hoàn hiện sản phẩm, thay vì dừng lại ở công đoạn đầu là chỉ làm thô.
Chị Lê Thị Ca, ngụ tại khu phố 6 (thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên), tham gia Hợp tác xã đã sáu năm cho biết gia đình chị nhận gia công tại nhà. Những lúc nông nhàn, chị cùng chị em trong gia đình, trong xóm lại tập trung lại cùng nhau đan bèo, tạo nên những sản phẩm tinh tế.
Đặc biệt, nghề làm đồ mỹ nghệ từ bèo tây không phải là lao động nặng nhọc nên những người già cũng có thể tham gia để tăng thu nhập. Tiền công trả theo sản phẩm, bình quân mỗi người có thu nhập được 50.000 đồng/ ngày, riêng với những người lành nghề thì thu nhập có thể lên từ 80.000 – 100.000 đồng/ ngày.
Ông Vũ Ngọc Ba - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên cho biết trong mấy năm qua, giá trị kinh tế từ nghề đan bèo tây đã thu hút được người nông dân tập trung vào sản xuất mặt hàng này.
Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với ban, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí để mở lớp đào tạo nghề cho nhân dân trong vùng.
Bà Nguyễn Thị Thùy - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Cát Tiên cho rằng mô hình sản xuất như Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp An Bình cần nhân rộng để tiếp tục giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ trong huyện hơn nữa./.
Hoạt động sản xuất này đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của hàng trăm phụ nữ trong huyện.
Cát Tiên được xem là vùng “rốn lũ” của tỉnh Lâm Đồng, vùng đất thuần nông này lại càng khó khăn chồng chất với những cơn lũ quét tràn về hàng năm.
Nhận thấy điều đó, Hội Phụ nữ huyện Cát Tiên đã thành lập Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp An Bình và tổ chức đào tạo nhiều ngành nghề như dệt thổ cẩm, đan lát, trồng nấm mèo, làm đồ thủ công mỹ nghề từ bèo tây cho chị em phụ nữ trong huyện.
Chị An Thị Hương (34 tuổi), chủ nhiệm Hợp tác xã An Bình cho biết ngay từ lô hàng mỹ nghệ bèo tây đầu tiên đã được các nhà xuất khẩu đánh giá cao về chất lượng. Đây là nguồn động lực, khích lệ lớn để Hợp tác xã An Bình cùng nông dân mở rộng quy mô sản xuất.
Trước đó, để khắc phục khó khăn ban đầu về vốn sản xuất, chị Hương đã mạnh dạn đi vay vốn ngân hàng, phát triển thêm xã viên để mở rộng quy mô. Từ con số 20 xã viên ban đầu, đến nay Hợp tác xã An Bình đã có tới 200 xã viên.
Hiện tại, mỗi tháng Hợp tác xã An Bình tiêu thụ 20 tấn bèo khô để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu đi các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…
Chị An Thị Hương chia sẻ, từ loài cây thủy sinh mọc tràn lan trên đồng ruộng này, qua những bàn tay khéo léo của những thợ-nông dân, các sản phẩm như giá đĩa treo tường, túi xách, chậu hoa... đã được hình thành và được khách hàng hết sức ưa chuộng.
Tuy nhiên điều mà Chủ nhiệm Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp An Bình vẫn còn trăn trở là trong thời gian tới, Hợp tác xã tiếp tục tăng thêm xã viên, mở rộng quy mô sản xuất nên rất cần vốn.
Nếu được hỗ trợ về vốn, Hợp tác xã sẽ có đa dạng sản phẩm hơn, tiến tới xây dựng quy trình hoàn hiện sản phẩm, thay vì dừng lại ở công đoạn đầu là chỉ làm thô.
Chị Lê Thị Ca, ngụ tại khu phố 6 (thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên), tham gia Hợp tác xã đã sáu năm cho biết gia đình chị nhận gia công tại nhà. Những lúc nông nhàn, chị cùng chị em trong gia đình, trong xóm lại tập trung lại cùng nhau đan bèo, tạo nên những sản phẩm tinh tế.
Đặc biệt, nghề làm đồ mỹ nghệ từ bèo tây không phải là lao động nặng nhọc nên những người già cũng có thể tham gia để tăng thu nhập. Tiền công trả theo sản phẩm, bình quân mỗi người có thu nhập được 50.000 đồng/ ngày, riêng với những người lành nghề thì thu nhập có thể lên từ 80.000 – 100.000 đồng/ ngày.
Ông Vũ Ngọc Ba - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên cho biết trong mấy năm qua, giá trị kinh tế từ nghề đan bèo tây đã thu hút được người nông dân tập trung vào sản xuất mặt hàng này.
Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với ban, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí để mở lớp đào tạo nghề cho nhân dân trong vùng.
Bà Nguyễn Thị Thùy - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Cát Tiên cho rằng mô hình sản xuất như Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp An Bình cần nhân rộng để tiếp tục giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ trong huyện hơn nữa./.
Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)