Làm việc quá sức gây thiệt hại cho nền kinh tế Thụy Sĩ

Làm việc quá sức dẫn đến giảm năng suất lao động, tăng chi phí nghỉ hưu sớm khiến kinh tế Thụy Sĩ bị thiệt hại 5,9 tỷ USD mỗi năm.
Làm việc quá sức gây thiệt hại cho nền kinh tế Thụy Sĩ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: strategicrevolution.com)

Nghiên cứu của Ban Thư ký Nhà nước phụ trách các vấn đề kinh tế (SECO) của Thụy Sĩ cho thấy trung bình cứ một trong số bốn người lao động ở Thụy Sĩ cảm thấy quá căng thẳng trong công việc và đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.

SECO tính toán rằng thời gian bị ốm, giảm năng suất lao động, tăng chi phí khi nghỉ hưu sớm khiến nền kinh tế Thụy Sĩ bị thiệt hại 5,6 tỷ franc (5,9 tỷ USD) mỗi năm, với sai số khoảng 1,6 tỷ franc.

Những người làm việc tại vùng Thụy Sĩ nói tiếng Pháp dường như cảm thấy căng thẳng hơn so với đồng nghiệp của họ làm việc ở khu vực nói tiếng Đức của đất nước.

Những người dưới 40 tuổi thường cảm thấy áp lực hơn so với các đồng nghiệp lâu năm và không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ.

Những người làm việc bán thời gian có vẻ thoải mái hơn so với đồng nghiệp làm công việc toàn thời gian. Tuy nhiên, nam giới với công việc bán thời gian lại căng thẳng hơn một chút so với nữ giới làm việc 90% hoặc ít hơn.

Mặc dù các nhà nghiên cứu không thấy có sự khác biệt giữa các ngành nghề, nhưng họ nhận ra rằng các nhà quản lý ít phải chịu căng thẳng hơn so với những người không có nhiệm vụ quản lý, điều này có thể là do các nhà lãnh đạo được quyết định làm như thế khi thực hiện nhiệm vụ.

Cuộc thăm dò của Trường đại học Bern và Đại học Khoa học ứng dụng Zurich mà tiến hành khảo sát gần 3.500 người về các yếu tố căng thẳng như thời hạn phải hoàn thành công việc, khối lượng công việc và các vấn đề với nhà quản lý và các đồng nghiệp, đã cho thấy 40% số người được hỏi cho biết họ đã kiệt sức.

Người lao động với công việc căng thẳng hoặc mệt mỏi nhiều hơn đã báo cáo các vấn đề về giấc ngủ, kích thích tiêu hóa và sức khỏe tổng thể đi xuống. Họ đã nghỉ trung bình 4,3% thời gian làm việc và ngay cả khi họ đi làm thì năng suất cũng bị giảm 15,1%.

Trong khi đó, những người có mức độ căng thẳng cân bằng hơn chỉ nghỉ trung bình 3,3% thời gian làm việc và năng suất bị ảnh hưởng chỉ khoảng 10,2%.

Qua kết quả thăm dò, nghiên cứu đã đưa ra kết luận và đề nghị cần đầu tư nhiều hơn vào việc quản lý sức khỏe để đảm bảo ít căng thẳng và giảm bớt chi phí xã hội./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục