Bất chấp những thông tin về việc các công nhân Trung Quốc bị bắt cóc thời gian gần đây ở Ai Cập hay Sudan, số công nhân nước này đổ ra nước ngoài kiếm ăn vẫn ngày một tăng.
Tại một ngôi làng ở Lujiazhuang, ông Xie Guolu tự hào khi giới thiệu ngôi nhà hai tầng được xây lên nhờ số tiền mà con trai anh kiếm được nhờ những ngày tháng lao động ở tận Algeria.
Người đàn ông 63 tuổi này có con trai, một trong hơn 300 người của làng đi lao động ở nước ngoài, cho biết: “Tại Trung Quốc, các công nhân không được trả lương đều đặn. Ví dụ như nếu có một công trình nào đó ngừng thi công, chúng tôi sẽ không nhận được một đồng nào. Do vậy, con trai tôi đã phải ra nước ngoài để kiếm mức lương ổn định hơn.”
[Ai Cập: 25 công nhân Trung Quốc đã được thả]
Dù trong thời gian qua, đã xảy ra một số vụ bắt cóc công nhân Trung Quốc ở Bắc Phi song với người dân ở làng Lujiazhuang, vốn nằm cách không xa thủ đô Bắc Kinh, họ vẫn yên tâm về tương lai của những người đi lao động nước ngoài.
Trưởng làng, ông Guo Zhanyong cho biết làng của ông đã có những thanh niên đi lao động nước ngoài từ những năm 1980, khi một nhóm công nhân sang làm ở Sudan.
Ông Guo cho biết thêm: “Chúng tôi có 300 người đang lao động ở nước ngoài. Họ không chỉ tới các quốc gia châu Âu mà còn tới cả Singapore, Angola, Congo, UAE và Mauritius."
Theo điều tra của AFP, tại nước ngoài, những công nhân Trung Quốc phải làm 10 tiếng mỗi ngày và 30 ngày trong tháng. Tuy nhiên, đây là cơ hội để họ tiết kiệm tiền để gửi về nhà cho người thân. Mức lương cơ bản hàng năm của mỗi công nhân Trung Quốc lao động nước ngoài khoảng 8.000 đến 11.000 USD. Đây là mức khá hấp dẫn so với mức 6.400 USD mà các công nhân kiếm được khi tới làm việc ở Bắc Kinh, Quảng Châu hay Thượng Hải.
Bà Jing Liying, một người phụ nữ tứ tuần ở làng Lujiazhuang, cho biết chồng bà hiện đang làm công nhân ở Cameroon còn hai còn làm việc ở Singapore. Bà cho biết: “Tôi sống với con dâu. Những nhà tuyển dụng tới đây vì họ biết chúng tôi luôn sẵn sàng để đi. Họ chỉ lựa chọn những người dưới 45 tuổi”.
Theo một số liệu chính thức, Trung Quốc hiện có 810.000 người đang đi lao động nước ngoài. Chỉ riêng trong năm 2011, nước này đã có 452.000 người đi ra nước ngoài, trong đó gồm cả 243.000 người được các công ty Trung Quốc thuê sang.
Châu Phi, nơi Trung Quốc đã nổi lên như một nhà đầu tư cho nhiều dự án lớn ở lực địa này, đang phát triển với tốc độ khá nhanh và là mảnh đất hấp dẫn với những công nhân nhập cư./.
Tại một ngôi làng ở Lujiazhuang, ông Xie Guolu tự hào khi giới thiệu ngôi nhà hai tầng được xây lên nhờ số tiền mà con trai anh kiếm được nhờ những ngày tháng lao động ở tận Algeria.
Người đàn ông 63 tuổi này có con trai, một trong hơn 300 người của làng đi lao động ở nước ngoài, cho biết: “Tại Trung Quốc, các công nhân không được trả lương đều đặn. Ví dụ như nếu có một công trình nào đó ngừng thi công, chúng tôi sẽ không nhận được một đồng nào. Do vậy, con trai tôi đã phải ra nước ngoài để kiếm mức lương ổn định hơn.”
[Ai Cập: 25 công nhân Trung Quốc đã được thả]
Dù trong thời gian qua, đã xảy ra một số vụ bắt cóc công nhân Trung Quốc ở Bắc Phi song với người dân ở làng Lujiazhuang, vốn nằm cách không xa thủ đô Bắc Kinh, họ vẫn yên tâm về tương lai của những người đi lao động nước ngoài.
Trưởng làng, ông Guo Zhanyong cho biết làng của ông đã có những thanh niên đi lao động nước ngoài từ những năm 1980, khi một nhóm công nhân sang làm ở Sudan.
Ông Guo cho biết thêm: “Chúng tôi có 300 người đang lao động ở nước ngoài. Họ không chỉ tới các quốc gia châu Âu mà còn tới cả Singapore, Angola, Congo, UAE và Mauritius."
Theo điều tra của AFP, tại nước ngoài, những công nhân Trung Quốc phải làm 10 tiếng mỗi ngày và 30 ngày trong tháng. Tuy nhiên, đây là cơ hội để họ tiết kiệm tiền để gửi về nhà cho người thân. Mức lương cơ bản hàng năm của mỗi công nhân Trung Quốc lao động nước ngoài khoảng 8.000 đến 11.000 USD. Đây là mức khá hấp dẫn so với mức 6.400 USD mà các công nhân kiếm được khi tới làm việc ở Bắc Kinh, Quảng Châu hay Thượng Hải.
Bà Jing Liying, một người phụ nữ tứ tuần ở làng Lujiazhuang, cho biết chồng bà hiện đang làm công nhân ở Cameroon còn hai còn làm việc ở Singapore. Bà cho biết: “Tôi sống với con dâu. Những nhà tuyển dụng tới đây vì họ biết chúng tôi luôn sẵn sàng để đi. Họ chỉ lựa chọn những người dưới 45 tuổi”.
Theo một số liệu chính thức, Trung Quốc hiện có 810.000 người đang đi lao động nước ngoài. Chỉ riêng trong năm 2011, nước này đã có 452.000 người đi ra nước ngoài, trong đó gồm cả 243.000 người được các công ty Trung Quốc thuê sang.
Châu Phi, nơi Trung Quốc đã nổi lên như một nhà đầu tư cho nhiều dự án lớn ở lực địa này, đang phát triển với tốc độ khá nhanh và là mảnh đất hấp dẫn với những công nhân nhập cư./.
Trà My (Vietnam+)