Cách thủ phủ bang Sabah chừng 130km, làng Luanti Baru, thuộc quận Ranau nổi tiếng ở Malaysia là một địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhờ những chú cá "mátxa" dưới dòng sông Moroli.
Nhưng ít ai biết rằng chỉ đây 8 năm, Moroli chỉ là một dòng sông chết, một dòng sông rác mà khiến cho những ai đi qua đây đều không muốn dừng lại.
Những người dân trong làng cho hay, trước đây, dòng Moroli là một bãi rác. Dân làng vứt rác xuống đây, và những người đi môtô trên con đường dọc theo dòng sông cũng làm tương tự. Một số người thậm chí còn thả chất độc xuống sông để đánh bắt cá.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi một nhóm người trong làng đứng ra làm sạch dòng sông, một vài loài cá bắt đầu quay trở lại và chọn khúc sông này làm nơi sinh sống.
Sau 8 năm, cá pelian (giống cá chày ở Việt Nam) đã sinh sản dày đặc dòng sông. Các du khách đến đây rất thích thú khi được lội xuống dòng sông để cho đàn cá pelian bu xung quanh và "mátxa" chân bằng cách rỉa các tế bào chết trên da chân.
Làng Luanti Baru đã thành lập một đội gồm 22 người để tham gia một chương trình bảo vệ và gìn giữ vẻ hoang sơ, nguyên thủy của dòng sông. Theo quy ước, dân làng cũng chỉ cho phép đánh bắt cá vào một số lần nhất định trong năm và chỉ ở một vài khúc sông.
Ngoài ra, một khoản thu nhập nhỏ từ du lịch sẽ được dùng cho việc tuyên truyền, giáo dục các học sinh ở khu vực này về việc bảo vệ môi trường.
Theo những người dân ở đây, lần đầu tiên, khi ý tưởng làm sạch dòng sông được nêu ra, cũng có khá nhiều người trong làng tỏ rõ sự phản đối.
Tuy nhiên, một số người có tâm huyết vẫn đứng ra tụ tập dân làng và thanh niên để quyết tâm làm sạch dòng sông. Và những nỗ lực của họ đã được đền bù xứng đáng khi du lịch sinh thái hiện là một trong những nguồn thu nhập chính của dân làng.
Người làng Luanti Baru đã có được các khoản thu nhập thông qua các chương trình du lịch ở cùng nhà, đưa du khách đi tham quan trong rừng và các hoạt động khác liên quan đến du lịch nhờ có dòng sông sạch.
Tuy nhiên, theo một số người dân ở đây, vấn đề thu nhập chỉ đứng thứ hai. Điều họ hy vọng là những du khách khi tham quan nhận thức được tác dụng của việc bảo vệ thiên nhiên và góp sức bảo vệ môi trường vì thế hệ mai sau./.
Nhưng ít ai biết rằng chỉ đây 8 năm, Moroli chỉ là một dòng sông chết, một dòng sông rác mà khiến cho những ai đi qua đây đều không muốn dừng lại.
Những người dân trong làng cho hay, trước đây, dòng Moroli là một bãi rác. Dân làng vứt rác xuống đây, và những người đi môtô trên con đường dọc theo dòng sông cũng làm tương tự. Một số người thậm chí còn thả chất độc xuống sông để đánh bắt cá.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi một nhóm người trong làng đứng ra làm sạch dòng sông, một vài loài cá bắt đầu quay trở lại và chọn khúc sông này làm nơi sinh sống.
Sau 8 năm, cá pelian (giống cá chày ở Việt Nam) đã sinh sản dày đặc dòng sông. Các du khách đến đây rất thích thú khi được lội xuống dòng sông để cho đàn cá pelian bu xung quanh và "mátxa" chân bằng cách rỉa các tế bào chết trên da chân.
Làng Luanti Baru đã thành lập một đội gồm 22 người để tham gia một chương trình bảo vệ và gìn giữ vẻ hoang sơ, nguyên thủy của dòng sông. Theo quy ước, dân làng cũng chỉ cho phép đánh bắt cá vào một số lần nhất định trong năm và chỉ ở một vài khúc sông.
Ngoài ra, một khoản thu nhập nhỏ từ du lịch sẽ được dùng cho việc tuyên truyền, giáo dục các học sinh ở khu vực này về việc bảo vệ môi trường.
Theo những người dân ở đây, lần đầu tiên, khi ý tưởng làm sạch dòng sông được nêu ra, cũng có khá nhiều người trong làng tỏ rõ sự phản đối.
Tuy nhiên, một số người có tâm huyết vẫn đứng ra tụ tập dân làng và thanh niên để quyết tâm làm sạch dòng sông. Và những nỗ lực của họ đã được đền bù xứng đáng khi du lịch sinh thái hiện là một trong những nguồn thu nhập chính của dân làng.
Người làng Luanti Baru đã có được các khoản thu nhập thông qua các chương trình du lịch ở cùng nhà, đưa du khách đi tham quan trong rừng và các hoạt động khác liên quan đến du lịch nhờ có dòng sông sạch.
Tuy nhiên, theo một số người dân ở đây, vấn đề thu nhập chỉ đứng thứ hai. Điều họ hy vọng là những du khách khi tham quan nhận thức được tác dụng của việc bảo vệ thiên nhiên và góp sức bảo vệ môi trường vì thế hệ mai sau./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)