Chiều 10/10, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản về thiết lập cơ chế đối thoại chính sách trong lĩnh vực phân phối và logistic nhằm giúp đỡ cho các doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực nói trên.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ông Matsushita Tadahiro nói: Phân phối và logistic là lĩnh vực rất quan trọng, chính vì vậy việc thiết lập cơ chế đối thoại chính sách giữa hai bên là nhằm tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất hướng tới phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam và Nhật Bản.
Hiện tại, Nhật Bản là thị trường rất phát triển với nhiều loại hình phân phối bao gồm: bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại đồng thời hình thành nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia lớn về phân phối như Panasonic, Sumitomo, tập đoàn siêu thị AEON, chuỗi cửa hàng tiện lợi như Family Mart, 7-Eleven...
Trên cơ sở đó, sẽ có rất nhiều mặt hàng tham gia vào cơ chế này từ đồ ăn đến đồ gia dụng, nội thất phục vụ cuộc sống hàng ngày cũng như liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất tại thị trường Việt Nam cũng như trao đổi thương mại hai chiều.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cũng nhấn mạnh, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều thời gian qua tăng trưởng cao. Phía Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng lên, chứng tỏ Nhật Bản luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Sau khi ký kết thoả thuận này, Thứ trưởng Thoa cho biết Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công nghiệp Nhật Bản sẽ cụ thể hóa các nội dung hợp tác để sớm đi vào thực hiện, nhằm góp phần thúc đẩy thương mại song phương.
Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,85 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Hiện nay có trên 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam, trong đó khoảng 900 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Hai nước cũng đang tích cực hợp tác trong các dự án lớn về xây dựng hạ tầng giao thông, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực...
Trong lĩnh vực phân phối, nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã tham gia thị trường hoặc đang tìm hiểu về cơ chế chính sách về đầu tư và phân phối để phát triển kinh doanh tại Việt Nam./.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ông Matsushita Tadahiro nói: Phân phối và logistic là lĩnh vực rất quan trọng, chính vì vậy việc thiết lập cơ chế đối thoại chính sách giữa hai bên là nhằm tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất hướng tới phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam và Nhật Bản.
Hiện tại, Nhật Bản là thị trường rất phát triển với nhiều loại hình phân phối bao gồm: bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại đồng thời hình thành nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia lớn về phân phối như Panasonic, Sumitomo, tập đoàn siêu thị AEON, chuỗi cửa hàng tiện lợi như Family Mart, 7-Eleven...
Trên cơ sở đó, sẽ có rất nhiều mặt hàng tham gia vào cơ chế này từ đồ ăn đến đồ gia dụng, nội thất phục vụ cuộc sống hàng ngày cũng như liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất tại thị trường Việt Nam cũng như trao đổi thương mại hai chiều.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cũng nhấn mạnh, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều thời gian qua tăng trưởng cao. Phía Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng lên, chứng tỏ Nhật Bản luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Sau khi ký kết thoả thuận này, Thứ trưởng Thoa cho biết Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công nghiệp Nhật Bản sẽ cụ thể hóa các nội dung hợp tác để sớm đi vào thực hiện, nhằm góp phần thúc đẩy thương mại song phương.
Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,85 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Hiện nay có trên 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam, trong đó khoảng 900 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Hai nước cũng đang tích cực hợp tác trong các dự án lớn về xây dựng hạ tầng giao thông, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực...
Trong lĩnh vực phân phối, nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã tham gia thị trường hoặc đang tìm hiểu về cơ chế chính sách về đầu tư và phân phối để phát triển kinh doanh tại Việt Nam./.
Đức Duy (Vietnam+)