Ngày 12/11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, thay thế cho Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 trước đó.
So với Nghị định 189, Nghị định 95/2012/NĐ-CP bổ sung thêm chức năng quản lý Nhà nước về chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường, về công nghiệp hỗ trợ, chi tiết hóa nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn thực phẩm.
Bổ sung thêm về thương mại biên giới, làm rõ nhiệm vụ về thương mại và thị trường trong nước; về xuất nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước; về Chương trình thương hiệu quốc gia; về phối hợp với Bộ Ngoại giao quản lý công tác chuyên môn của bộ phận làm công tác kinh tế, thương mại tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Về cơ cấu tổ chức, Nghị định 95 quy định Bộ Công Thương có 30 Vụ, Tổng cục, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và năm đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, giảm một so với cơ cấu tổ chức cũ.
Để phù hợp với nhiệm vụ được giao có một số đơn vị được thành lập mới, chuyển đổi mô hình hoạt động và sắp xếp lại cho phù hợp, Chính phủ cho phép thành lập Cục Xuất nhập khẩu trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Vụ Xuất nhập khẩu và các Phòng Xuất nhập khẩu khu vực hiện nay.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cho phép thành lập Vụ Phát triển nguồn nhân lực để giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý Nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành công thương trong phạm vi cả nước.
Chuyển Cơ quan đại diện của Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh thành Cục Công tác phía Nam cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức lại Tạp chí Công nghiệp và Tạp chí Thương mại thành Tạp chí Công Thương.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 26/12 tới./.
So với Nghị định 189, Nghị định 95/2012/NĐ-CP bổ sung thêm chức năng quản lý Nhà nước về chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường, về công nghiệp hỗ trợ, chi tiết hóa nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn thực phẩm.
Bổ sung thêm về thương mại biên giới, làm rõ nhiệm vụ về thương mại và thị trường trong nước; về xuất nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước; về Chương trình thương hiệu quốc gia; về phối hợp với Bộ Ngoại giao quản lý công tác chuyên môn của bộ phận làm công tác kinh tế, thương mại tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Về cơ cấu tổ chức, Nghị định 95 quy định Bộ Công Thương có 30 Vụ, Tổng cục, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và năm đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, giảm một so với cơ cấu tổ chức cũ.
Để phù hợp với nhiệm vụ được giao có một số đơn vị được thành lập mới, chuyển đổi mô hình hoạt động và sắp xếp lại cho phù hợp, Chính phủ cho phép thành lập Cục Xuất nhập khẩu trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Vụ Xuất nhập khẩu và các Phòng Xuất nhập khẩu khu vực hiện nay.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cho phép thành lập Vụ Phát triển nguồn nhân lực để giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý Nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành công thương trong phạm vi cả nước.
Chuyển Cơ quan đại diện của Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh thành Cục Công tác phía Nam cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức lại Tạp chí Công nghiệp và Tạp chí Thương mại thành Tạp chí Công Thương.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 26/12 tới./.
PV (TTXVN)