Ngày 18/12, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba và công bố quyết định thành lập trường Đại học.
Đại diện các bộ, ngành, địa phương và đông đảo giáo viên, học sinh tham dự. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành lập năm 1971, sau nhiều lần đổi tên, năm 2005, trường được nâng cấp lên cao đẳng với tên gọi Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I và đến năm 2008 tiếp tục được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Trước yêu cầu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ Nội vụ, nhất là những lĩnh vực chưa có trường đại học nào đào tạo, tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. 40 năm qua, Trường đã đào tạo trên 45.700 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 70 lưu học sinh, thực tập sinh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác. Giai đoạn 2011-2020, quy mô, ngành đào tạo của nhà trường được xác định theo nhu cầu nguồn nhân lực của Bộ Nội vụ; theo nhu cầu xã hội và góp phần đáp ứng nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Các ngành đào tạo đại học giai đoạn 2011-2015 sẽ được mở rộng dần, từ 4 ngành vào năm 2012 gồm Khoa học tổ chức; Quản trị nhân lực; Quản trị văn phòng; Lưu trữ học đến năm 2015 sẽ được bổ sung thêm 5 ngành khác gồm: Quản lý văn hóa về tôn giáo; Hành chính công; Khoa học thư viện; Quản lý văn hóa; Hệ thống thông tin quản lý.
Giai đoạn 2016-2020, trường tổ chức đào tạo theo 17 ngành, trong đó có thêm các ngành: Hành chính công; Quan hệ công chúng; Thi đua, khen thưởng; Công tác xã hội; Công tác thanh thiếu niên; Quản lý Nhà nước...
Từ năm 2012, trường tiếp tục đào tạo hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học ở các trình độ: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo liên thông từ trung cấp-cao đẳng-đại học. Từ năm 2015, trường tiến hành đào tạo thạc sỹ cho một số ngành và đến năm 2018 đào tạo nghiên cứu sinh khi đủ điều kiện.
Quy mô đào tạo của trường đạt khoảng 11.000 sinh viên, học sinh vào năm 2015 và khoảng 17.000 sinh viên, học sinh năm 2020, trong đó có khoảng 200-550 học viên cao học và 50-100 nghiên cứu sinh.
Đến năm 2020, có 91% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, trong đó trên 30% giảng viên đạt trình độ tiến sỹ./.
Đại diện các bộ, ngành, địa phương và đông đảo giáo viên, học sinh tham dự. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành lập năm 1971, sau nhiều lần đổi tên, năm 2005, trường được nâng cấp lên cao đẳng với tên gọi Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I và đến năm 2008 tiếp tục được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Trước yêu cầu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ Nội vụ, nhất là những lĩnh vực chưa có trường đại học nào đào tạo, tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. 40 năm qua, Trường đã đào tạo trên 45.700 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 70 lưu học sinh, thực tập sinh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác. Giai đoạn 2011-2020, quy mô, ngành đào tạo của nhà trường được xác định theo nhu cầu nguồn nhân lực của Bộ Nội vụ; theo nhu cầu xã hội và góp phần đáp ứng nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Các ngành đào tạo đại học giai đoạn 2011-2015 sẽ được mở rộng dần, từ 4 ngành vào năm 2012 gồm Khoa học tổ chức; Quản trị nhân lực; Quản trị văn phòng; Lưu trữ học đến năm 2015 sẽ được bổ sung thêm 5 ngành khác gồm: Quản lý văn hóa về tôn giáo; Hành chính công; Khoa học thư viện; Quản lý văn hóa; Hệ thống thông tin quản lý.
Giai đoạn 2016-2020, trường tổ chức đào tạo theo 17 ngành, trong đó có thêm các ngành: Hành chính công; Quan hệ công chúng; Thi đua, khen thưởng; Công tác xã hội; Công tác thanh thiếu niên; Quản lý Nhà nước...
Từ năm 2012, trường tiếp tục đào tạo hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học ở các trình độ: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo liên thông từ trung cấp-cao đẳng-đại học. Từ năm 2015, trường tiến hành đào tạo thạc sỹ cho một số ngành và đến năm 2018 đào tạo nghiên cứu sinh khi đủ điều kiện.
Quy mô đào tạo của trường đạt khoảng 11.000 sinh viên, học sinh vào năm 2015 và khoảng 17.000 sinh viên, học sinh năm 2020, trong đó có khoảng 200-550 học viên cao học và 50-100 nghiên cứu sinh.
Đến năm 2020, có 91% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, trong đó trên 30% giảng viên đạt trình độ tiến sỹ./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)