Hàng năm vào ngày 16 và 17 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lại từng bừng diễn ra lễ hội chọi trâu truyền thống.
Bất chấp trời nắng nóng, trên năm vạn khán giả vẫn đổ về sới chọi khiến cả bốn khán đài chật kín để được tận mắt xem các "ông cầu" - cách gọi sau khi trâu đã được cúng sống Thành Hoàng làng, thi tài.
Lễ hội năm nay có 25 "ông cầu" tham gia thi đấu ở 13 trận đấu loại, 12 trâu thắng tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, sáu trâu thắng tiếp tục tham gia vòng loại thứ ba, ba trâu thắng ở vòng loại thứ ba đấu vòng tròn để tranh giải nhất và nhì.
Nhiều cặp trâu thi đấu nảy lửa, gay cấn. Có những cuộc đấu lật ngược ngoạn mục hoặc bất phân thắng bại, những pha tấn công liên tiếp kéo ngã, lật ngửa đối phương.
Sau 4 vòng đấu loại, trâu số 16 của ông Hà Văn Tước ở thôn Thắng Lợi đã đoạt giải nhất được thưởng 25 triệu đồng; trâu số 25 của ông Nguyễn Văn Phong ở thôn Dừa Cả đoạt giải nhì được thưởng 20 triệu đồng và trâu số 7 của ông Nguyễn Văn Quý, Hội Nông dân đoạt giải ba được thưởng 15 triệu đồng.
Sau giải đấu dù cho trâu thua hay thắng, tất cả đều được xẻ thịt, cúng và bán lấy may đầu xuân cho người xem. Giá thịt trâu chọi trong lễ hội thường cao gấp 2-3 lần thịt trâu thường bán ở các chợ, những trâu đoạt giải nhất, giải nhì giá thịt còn cao hơn nhiều.
Theo Ban tổ chức, hầu hết các "ông cầu" đều tìm mua ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Phú Thọ; trong đó nhiều nhất là hai huyện Chiêm Hóa và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang với giá trung bình từ 25-30 triệu đồng một con.
Các "ông cầu" đều có tầm vóc to lớn, khỏe mạnh, mình chắm, lông móc, da trê, mắt đỏ, mi dày, sừng cánh đá, má bình vôi và rất hiếu chiến. Sau đó, trâu sẽ được các ông chủ chăm sóc đặc biệt và dùng những "bí kíp gia truyền" để huấn luyện các miếng đánh.
Ông Hà Thanh Loan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hải Lựu, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội, cho biết theo ghi chép trong thư tịch cổ, Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu có từ hơn 2.000 năm về trước. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, năm 2002 lễ hội đã được khôi phục lại./.
Bất chấp trời nắng nóng, trên năm vạn khán giả vẫn đổ về sới chọi khiến cả bốn khán đài chật kín để được tận mắt xem các "ông cầu" - cách gọi sau khi trâu đã được cúng sống Thành Hoàng làng, thi tài.
Lễ hội năm nay có 25 "ông cầu" tham gia thi đấu ở 13 trận đấu loại, 12 trâu thắng tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, sáu trâu thắng tiếp tục tham gia vòng loại thứ ba, ba trâu thắng ở vòng loại thứ ba đấu vòng tròn để tranh giải nhất và nhì.
Nhiều cặp trâu thi đấu nảy lửa, gay cấn. Có những cuộc đấu lật ngược ngoạn mục hoặc bất phân thắng bại, những pha tấn công liên tiếp kéo ngã, lật ngửa đối phương.
Sau 4 vòng đấu loại, trâu số 16 của ông Hà Văn Tước ở thôn Thắng Lợi đã đoạt giải nhất được thưởng 25 triệu đồng; trâu số 25 của ông Nguyễn Văn Phong ở thôn Dừa Cả đoạt giải nhì được thưởng 20 triệu đồng và trâu số 7 của ông Nguyễn Văn Quý, Hội Nông dân đoạt giải ba được thưởng 15 triệu đồng.
Sau giải đấu dù cho trâu thua hay thắng, tất cả đều được xẻ thịt, cúng và bán lấy may đầu xuân cho người xem. Giá thịt trâu chọi trong lễ hội thường cao gấp 2-3 lần thịt trâu thường bán ở các chợ, những trâu đoạt giải nhất, giải nhì giá thịt còn cao hơn nhiều.
Theo Ban tổ chức, hầu hết các "ông cầu" đều tìm mua ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Phú Thọ; trong đó nhiều nhất là hai huyện Chiêm Hóa và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang với giá trung bình từ 25-30 triệu đồng một con.
Các "ông cầu" đều có tầm vóc to lớn, khỏe mạnh, mình chắm, lông móc, da trê, mắt đỏ, mi dày, sừng cánh đá, má bình vôi và rất hiếu chiến. Sau đó, trâu sẽ được các ông chủ chăm sóc đặc biệt và dùng những "bí kíp gia truyền" để huấn luyện các miếng đánh.
Ông Hà Thanh Loan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hải Lựu, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội, cho biết theo ghi chép trong thư tịch cổ, Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu có từ hơn 2.000 năm về trước. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, năm 2002 lễ hội đã được khôi phục lại./.
Lâm Đào An (Vietnam+)