Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tự hào là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và có bề dày văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đến với Thác Bờ, Đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên giữa mênh mông sông nước, giữa những hòn đảo lớn nhỏ lô nhô, xung quanh là các bản làng của người dân tộc Mường, Dao… tạo nên một bức tranh thơ mộng sơn thủy hữu tình. Chẳng thế mà có ai đó đã ví rằng “hồ Thác Bờ như một Hạ Long thu nhỏ”…
Lễ hội Đền Bờ chính thức được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng và kéo dài hết tháng Ba Âm lịch.
Theo truyền thuyết, Đền Bờ thờ bà chúa Đinh Thị Vân, người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa giúp Vua Lê lo liệu quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn Tù trưởng Đèo Cát Hãn.
Trong khi vận chuyển lương thực, do sóng to gió lớn, thuyền bị đắm chìm tại Hang Miếng, còn xác bà trôi dạt về hang. Do có công với nước, bà được Vua truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ, từ đó nhân dân trong vùng thường xuyên hương khói thờ phụng hàng năm..
Trong đền có 38 pho tượng lớn nhỏ, tượng thờ chính là hai pho tượng bằng đồng. Sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đã khiến cho bất cứ du khách nào khi hành hương đến Đền Bờ cũng dễ dàng tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Khi đến đây, dường như mọi lo toan của cuộc sống thường ngày đã tan biến hết, thay vào đó là sự tĩnh tại, thanh thản trong tâm hồn mỗi người.
Bao giờ cũng vậy, người đi lễ cũng sẽ cầu nguyện ở đền Trình, sau đó mới lên tới đền Chúa. Mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Mỗi ngày, Đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may.
Sau khi đã hành lễ xong, những người hành hương sẽ cùng nhau thưởng thức món cá nướng sông Đà chính hiệu như cá măng, cá thiểu, được xếp thành từng mớ vàng ruộm thơm lừng, có khi có hẳn 1 con gà xiên nướng trên bếp than củi hồng rực...
Năm nay, mặc dù lượng khách lớn, tàu thuyền tấp nập, nhưng nhờ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, nên lễ hội Đền Bờ những ngày đầu Xuân mới diễn ra an toàn, văn minh, không có hiện tượng chèo kéo, lừa đảo đối với du khách.
Đây là tuyến du lịch sinh thái-văn hóa-tâm linh hấp dẫn, nhất là khi hồ Hòa Bình đã được đưa vào điểm du lịch trọng điểm Quốc gia.
Đáng tiếc, đến với Đền Bờ, du khách chỉ nặng phần lễ, còn phần hội hầu như chưa có hoạt động gì, trong khi các bản mường ven hồ còn tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của người Mường, người Dao bản địa./.
Đến với Thác Bờ, Đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên giữa mênh mông sông nước, giữa những hòn đảo lớn nhỏ lô nhô, xung quanh là các bản làng của người dân tộc Mường, Dao… tạo nên một bức tranh thơ mộng sơn thủy hữu tình. Chẳng thế mà có ai đó đã ví rằng “hồ Thác Bờ như một Hạ Long thu nhỏ”…
Lễ hội Đền Bờ chính thức được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng và kéo dài hết tháng Ba Âm lịch.
Theo truyền thuyết, Đền Bờ thờ bà chúa Đinh Thị Vân, người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa giúp Vua Lê lo liệu quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn Tù trưởng Đèo Cát Hãn.
Trong khi vận chuyển lương thực, do sóng to gió lớn, thuyền bị đắm chìm tại Hang Miếng, còn xác bà trôi dạt về hang. Do có công với nước, bà được Vua truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ, từ đó nhân dân trong vùng thường xuyên hương khói thờ phụng hàng năm..
Trong đền có 38 pho tượng lớn nhỏ, tượng thờ chính là hai pho tượng bằng đồng. Sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đã khiến cho bất cứ du khách nào khi hành hương đến Đền Bờ cũng dễ dàng tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Khi đến đây, dường như mọi lo toan của cuộc sống thường ngày đã tan biến hết, thay vào đó là sự tĩnh tại, thanh thản trong tâm hồn mỗi người.
Bao giờ cũng vậy, người đi lễ cũng sẽ cầu nguyện ở đền Trình, sau đó mới lên tới đền Chúa. Mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Mỗi ngày, Đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may.
Sau khi đã hành lễ xong, những người hành hương sẽ cùng nhau thưởng thức món cá nướng sông Đà chính hiệu như cá măng, cá thiểu, được xếp thành từng mớ vàng ruộm thơm lừng, có khi có hẳn 1 con gà xiên nướng trên bếp than củi hồng rực...
Năm nay, mặc dù lượng khách lớn, tàu thuyền tấp nập, nhưng nhờ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, nên lễ hội Đền Bờ những ngày đầu Xuân mới diễn ra an toàn, văn minh, không có hiện tượng chèo kéo, lừa đảo đối với du khách.
Đây là tuyến du lịch sinh thái-văn hóa-tâm linh hấp dẫn, nhất là khi hồ Hòa Bình đã được đưa vào điểm du lịch trọng điểm Quốc gia.
Đáng tiếc, đến với Đền Bờ, du khách chỉ nặng phần lễ, còn phần hội hầu như chưa có hoạt động gì, trong khi các bản mường ven hồ còn tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của người Mường, người Dao bản địa./.
Nhan Sinh (TTXVN/Vietnam+)