Năm nay, Lễ hội Đền Trần ở tỉnh Nam Định sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng (tức là ngày 5/2 tới đây) với một mô hình mới. Ấn của Lễ hội Đền Trần sẽ không được phát ngay trong đêm khai ấn mà phát từ sáng 15 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng, đảm bảo khách đến du Xuân tại vùng đất thiêng này đều được phát ấn khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống sẽ diễn ra tại Lễ hội để nhân dân cùng thưởng thức; phương án phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự... tại Lễ hội cũng đã hoàn tất. Hy vọng mô hình mới này sẽ chấm dứt tình trạng bất cập ở Lễ hội mang nét đẹp truyền thống đầu Xuân này.
Không làm mất thiêng
Có nhiều ý kiến cho rằng Lễ hội Đền Trần còn lộn xộn, nhiều bất cập, nhất là tình trạng chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để giành lá ấn, mua ấn trong một vài năm gần đây do lá ấn đã được "thiêng hóa" quá mức.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết đối với những người nghiên cứu kỹ lưỡng về Lễ hội này đều biết tục ban ấn ở Đền Trần có ý nghĩa khác. Việc này hoàn toàn không có ý nghĩa là ban chức tước, mặc dù đối với người Việt Nam thì mong muốn thăng quan tiến chức luôn được đề cao. Trong lịch sử Việt Nam con đường học tập, đỗ đạt để làm quan là rất phổ biến, ngày xưa, hầu hết những người làm quan đều đặt việc cống hiến, xây dựng xã hội bằng tri thức của mình lên hàng đầu chứ không coi đó là công cụ tạo chức quyền.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Lễ hội Đền Trần hiện nay cần tích cực điều chỉnh để trở lại như nguyên gốc nó vốn có. Không chỉ Việt Nam mới có khai ấn mà Nhật Bản cũng có, thậm chí họ còn đến đông hơn. Họ đến để thưởng thức nét đẹp đầu xuân, thể hiện quan điểm với tín ngưỡng truyền thống. Mong ước của người dân là có được vật kỷ niệm đầu Xuân ở vùng đất thiêng như ở Đền Trần cũng là chính đáng.
Nhưng người dân cũng không nên nghĩ rằng chỉ cần cầm được lá ấn đó thì sẽ được các cụ phù hộ, ban phúc, thăng quan tiến chức, không học hành, làm việc mà vẫn được làm quan là điều không thể có. Hoàn toàn có thể coi lá ấn này như vật lưu niệm, kỷ niệm của chuyến du Xuân như những vật lưu niệm khác. Đáng mừng là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nỗ lực nghiên cứu, đưa ra điều chỉnh để tránh việc phát huy giá trị ảo, các giá trị không tích cực của Lễ hội. Đây không phải là làm mất thiêng mà là đưa lễ hội, lá ấn trở lại giá trị đích thực như nó vốn có.
Lá ấn ở Đền Trần cần treo nơi trang trọng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định sau quá trình điều tra xã hội học nhân dân trong vùng đã đưa ra nhận định rằng phong tục khai ấn đầu năm này chưa có tài liệu chính sử, văn bia ghi chép chính thống, chỉ tồn tại qua lời kể của nhân dân nhưng luôn được người dân làng Tức Mặc gìn giữ và phát triển dù trải qua nhiều giai đoạn biến động.
Lễ khai ấn có thể bắt đầu từ việc Thượng hoàng Trần Nhân Tông về tế tự tại Tiên miếu và ban thưởng cho nhân dân vào dịp đầu năm để chấm dứt những ngày tháng ăn chơi, bắt đầu công việc trong năm mới. Khai ấn đầu năm chính là nhắc nhở quân dân Đại Việt chớ mải mê vui chơi trong chiến thắng mà quên nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước.
Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc nhưng từ năm 2000 được sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, sự giúp đỡ của nhiều ban ngành thì lễ khai ấn đầu ăn tại đền Trần trở thành lễ hội lớn, phát triển cả về quy mô, chất lượng và số lượng.
"Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương."
Giải thích 4 chữ "Trần miếu tự điển," các nhà nghiên cứu nêu rõ: "Trần miếu" có nghĩa là miếu thờ liệt tổ liệt tông các vị hoàng đề nhà Trần; "tự" có nghĩa là thờ cúng, tế lễ; "điển" có nghĩa là kinh điển, điển lệ, tục lệ cũ. Như vậy có thể khẳng định rằng ấn "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc. Dấu ấn này được đóng lên giấy để ban phát phúc lộc, may mắn cho mọi người trong năm mới.
Trước đây, số ấn phát ra ngoài không nhiều, chủ yếu chỉ phục vụ dân làng Tức Mặc. Hiện nay, không chỉ có người dân Tức Mặc mà ở nhiều nơi khác cũng mong muốn có được lá ấn Đền Trần.
Tham dự và xin được dấu ấn đã thành một nét đẹp văn hóa đầu Xuân, gắn với phong tục xin lộc, cầu phúc của người dân. Họ mong muốn lá ấn sẽ mang lại may mắn, phúc thọ, bình an cho gia đình và bản thân trong năm mới. Vậy ấn xin về sẽ treo ở đâu cho đúng nghĩa? Theo các cụ cao niên làng Tức Mặc thì dấu ấn nên treo ở nơi trang trọng, không nên treo trên bàn thờ gia tiên./.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống sẽ diễn ra tại Lễ hội để nhân dân cùng thưởng thức; phương án phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự... tại Lễ hội cũng đã hoàn tất. Hy vọng mô hình mới này sẽ chấm dứt tình trạng bất cập ở Lễ hội mang nét đẹp truyền thống đầu Xuân này.
Không làm mất thiêng
Có nhiều ý kiến cho rằng Lễ hội Đền Trần còn lộn xộn, nhiều bất cập, nhất là tình trạng chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để giành lá ấn, mua ấn trong một vài năm gần đây do lá ấn đã được "thiêng hóa" quá mức.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết đối với những người nghiên cứu kỹ lưỡng về Lễ hội này đều biết tục ban ấn ở Đền Trần có ý nghĩa khác. Việc này hoàn toàn không có ý nghĩa là ban chức tước, mặc dù đối với người Việt Nam thì mong muốn thăng quan tiến chức luôn được đề cao. Trong lịch sử Việt Nam con đường học tập, đỗ đạt để làm quan là rất phổ biến, ngày xưa, hầu hết những người làm quan đều đặt việc cống hiến, xây dựng xã hội bằng tri thức của mình lên hàng đầu chứ không coi đó là công cụ tạo chức quyền.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Lễ hội Đền Trần hiện nay cần tích cực điều chỉnh để trở lại như nguyên gốc nó vốn có. Không chỉ Việt Nam mới có khai ấn mà Nhật Bản cũng có, thậm chí họ còn đến đông hơn. Họ đến để thưởng thức nét đẹp đầu xuân, thể hiện quan điểm với tín ngưỡng truyền thống. Mong ước của người dân là có được vật kỷ niệm đầu Xuân ở vùng đất thiêng như ở Đền Trần cũng là chính đáng.
Nhưng người dân cũng không nên nghĩ rằng chỉ cần cầm được lá ấn đó thì sẽ được các cụ phù hộ, ban phúc, thăng quan tiến chức, không học hành, làm việc mà vẫn được làm quan là điều không thể có. Hoàn toàn có thể coi lá ấn này như vật lưu niệm, kỷ niệm của chuyến du Xuân như những vật lưu niệm khác. Đáng mừng là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nỗ lực nghiên cứu, đưa ra điều chỉnh để tránh việc phát huy giá trị ảo, các giá trị không tích cực của Lễ hội. Đây không phải là làm mất thiêng mà là đưa lễ hội, lá ấn trở lại giá trị đích thực như nó vốn có.
Lá ấn ở Đền Trần cần treo nơi trang trọng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định sau quá trình điều tra xã hội học nhân dân trong vùng đã đưa ra nhận định rằng phong tục khai ấn đầu năm này chưa có tài liệu chính sử, văn bia ghi chép chính thống, chỉ tồn tại qua lời kể của nhân dân nhưng luôn được người dân làng Tức Mặc gìn giữ và phát triển dù trải qua nhiều giai đoạn biến động.
Lễ khai ấn có thể bắt đầu từ việc Thượng hoàng Trần Nhân Tông về tế tự tại Tiên miếu và ban thưởng cho nhân dân vào dịp đầu năm để chấm dứt những ngày tháng ăn chơi, bắt đầu công việc trong năm mới. Khai ấn đầu năm chính là nhắc nhở quân dân Đại Việt chớ mải mê vui chơi trong chiến thắng mà quên nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước.
Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc nhưng từ năm 2000 được sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, sự giúp đỡ của nhiều ban ngành thì lễ khai ấn đầu ăn tại đền Trần trở thành lễ hội lớn, phát triển cả về quy mô, chất lượng và số lượng.
"Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương."
Giải thích 4 chữ "Trần miếu tự điển," các nhà nghiên cứu nêu rõ: "Trần miếu" có nghĩa là miếu thờ liệt tổ liệt tông các vị hoàng đề nhà Trần; "tự" có nghĩa là thờ cúng, tế lễ; "điển" có nghĩa là kinh điển, điển lệ, tục lệ cũ. Như vậy có thể khẳng định rằng ấn "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc. Dấu ấn này được đóng lên giấy để ban phát phúc lộc, may mắn cho mọi người trong năm mới.
Trước đây, số ấn phát ra ngoài không nhiều, chủ yếu chỉ phục vụ dân làng Tức Mặc. Hiện nay, không chỉ có người dân Tức Mặc mà ở nhiều nơi khác cũng mong muốn có được lá ấn Đền Trần.
Tham dự và xin được dấu ấn đã thành một nét đẹp văn hóa đầu Xuân, gắn với phong tục xin lộc, cầu phúc của người dân. Họ mong muốn lá ấn sẽ mang lại may mắn, phúc thọ, bình an cho gia đình và bản thân trong năm mới. Vậy ấn xin về sẽ treo ở đâu cho đúng nghĩa? Theo các cụ cao niên làng Tức Mặc thì dấu ấn nên treo ở nơi trang trọng, không nên treo trên bàn thờ gia tiên./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)