Ngày 19/2, hội vật làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế chính thức được khai hội, thu hút hàng ngàn người dân và du khách về chứng kiến sự tranh tài của các đô vật.
Đây là lễ hội có truyền thống từ hơn 400 năm nay.
Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng, tiếng trống hội, băng rôn, cờ hoa hoa rực rỡ, người xem vây kín các sới vật, ngoài đường dòng người nô nức tìm về lễ hội ngày một đông...
Sau màn nghi lễ tôn nghiêm ở đình làng của các vị trưởng bối, hội vật chính thức được bắt đầu bằng những màn biểu diễn đẹp mắt của các đô vật chuyên nghiệp. Phần chính của lễ hội là các cuộc đấu hấp dẫn giữa các đấu vật thiếu niên và thanh niên.
Hội vật năm nay thu hút hơn 100 đô vật ở khắp nơi trong tỉnh về tranh tài.
Trên sới, các đô vật thi đấu hăng say, cống hiến cho người xem nhiều cuộc đấu gay cấn với nhiều miếng đánh đẹp mắt và dũng mãnh, bên ngoài tiếng trống hội và tiếng hò reo của khán giả càng thúc giục các đấu sĩ thi đấu quyết liệt hơn.
Hội vật làng Sình áp dụng nguyên tắc thi đấu loại vòng trực tiếp. Đô thủ muốn vào vòng bán kết, chung kết phải giành chiến thắng liên tiếp trước 2 đối thủ, với đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" hoặc bị nhấc bổng cả hai chân lên khỏi mặt đất.
Người thắng cuộc ngoài các giải thưởng, tiền thưởng do ban tổ chức trao tặng, còn được nhận thêm mâm cau trầu và rượu do các bô lão làng Sình trao tặng.
Nét độc đáo trong hội vật không phải là kết quả thắng thua mà là tinh thần đồng đội và thượng võ. Các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, bấm huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt...
Không gian hội vật làng Sình cũng rất phong phú, du khách đến đây còn được xem các sản phẩm truyền thống của địa phương, như đồ chơi thủ công, tranh thờ, tranh dân gian làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên.
Ngày xưa, làng Sình tổ chức hội vật để cầu sức khoẻ, bình an, mùa màng bội thu, cũng là dịp để tuyển chọn võ sĩ khỏe mạnh cho triều đình lúc bấy giờ. Trải qua hàng trăm năm, sới vật làng Sình vẫn tồn tại và phát triển trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của người dân./.
Đây là lễ hội có truyền thống từ hơn 400 năm nay.
Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng, tiếng trống hội, băng rôn, cờ hoa hoa rực rỡ, người xem vây kín các sới vật, ngoài đường dòng người nô nức tìm về lễ hội ngày một đông...
Sau màn nghi lễ tôn nghiêm ở đình làng của các vị trưởng bối, hội vật chính thức được bắt đầu bằng những màn biểu diễn đẹp mắt của các đô vật chuyên nghiệp. Phần chính của lễ hội là các cuộc đấu hấp dẫn giữa các đấu vật thiếu niên và thanh niên.
Hội vật năm nay thu hút hơn 100 đô vật ở khắp nơi trong tỉnh về tranh tài.
Trên sới, các đô vật thi đấu hăng say, cống hiến cho người xem nhiều cuộc đấu gay cấn với nhiều miếng đánh đẹp mắt và dũng mãnh, bên ngoài tiếng trống hội và tiếng hò reo của khán giả càng thúc giục các đấu sĩ thi đấu quyết liệt hơn.
Hội vật làng Sình áp dụng nguyên tắc thi đấu loại vòng trực tiếp. Đô thủ muốn vào vòng bán kết, chung kết phải giành chiến thắng liên tiếp trước 2 đối thủ, với đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" hoặc bị nhấc bổng cả hai chân lên khỏi mặt đất.
Người thắng cuộc ngoài các giải thưởng, tiền thưởng do ban tổ chức trao tặng, còn được nhận thêm mâm cau trầu và rượu do các bô lão làng Sình trao tặng.
Nét độc đáo trong hội vật không phải là kết quả thắng thua mà là tinh thần đồng đội và thượng võ. Các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, bấm huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt...
Không gian hội vật làng Sình cũng rất phong phú, du khách đến đây còn được xem các sản phẩm truyền thống của địa phương, như đồ chơi thủ công, tranh thờ, tranh dân gian làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên.
Ngày xưa, làng Sình tổ chức hội vật để cầu sức khoẻ, bình an, mùa màng bội thu, cũng là dịp để tuyển chọn võ sĩ khỏe mạnh cho triều đình lúc bấy giờ. Trải qua hàng trăm năm, sới vật làng Sình vẫn tồn tại và phát triển trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của người dân./.
Tường Vi (TTXVN)