Các Ngoại trưởng của Liên đoàn Arập (AL) ngày 5/9 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có các bước đi cần thiết để làm rõ trách nhiệm về tình trạng bạo lực tại Syria.
Trong một thông cáo sau Hội nghị Ngoại trưởng AL thường kỳ lần thứ 138 diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập, AL lên án tình trạng bạo lực, sát hại và tội phạm liên tiếp nhằm vào dân thường tại Syria, cho rằng việc sử dụng vũ khí hạng nặng tấn công các khu vực đông dân cư là tội ác chống lại loài người.
Tuyên bố cho biết bạo lực dã man đã khiến gần 2,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở và hàng nghìn người khác phải ra nước ngoài tị nạn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp cho người dân Syria mọi hỗ trợ để tự vệ.
Hội nghị của AL cũng kêu gọi Chủ tịch Ủy ban Bộ trưởng Arập, Thủ tướng Qatar Hamad Bin Gasem, và Tổng thư ký AL Nabil al-Arabi duy trì tiếp xúc với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Hội nghị đồng thời kêu gọi Đặc phái viên chung của AL và Liên hợp quốc phụ trách vấn đề Syria Lakhdar Brahimi xây dựng khái niệm mới về sứ mệnh của mình dựa trên các diễn biến mới.
Các Ngoại trưởng AL cũng kêu gọi tất cả các lực lượng đối lập ở Syria đáp lại nỗ lực của ông Arabi bằng cách đạt đồng thuận về một tầm nhìn chính trị chung cho thời kỳ chuyển tiếp, thông qua các cơ chế điều phối và làm việc chung.
Về phần mình, Tổng thư ký AL Arabi cho biết ông mong muốn một chính phủ mới tại Syria có sự tham gia của tất cả các bên.
Ông nhấn mạnh "mọi nỗ lực đều cần thông qua các giải pháp chính trị", giải pháp quân sự không giúp giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. AL hoan nghênh mọi sáng kiến để chấm dứt đổ máu tại Syria.
Trước đó, tân Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đề xuất thành lập một ủy ban bốn bên gồm Ai Cập, Arập Xêút, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề Syria.
Cùng ngày, Peter Wittig, Đại sứ của Đức - nước đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng Chín, cho biết vấn đề Trung Đông, đặc biệt là cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Syria sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an trong tháng này.
Theo chương trình làm việc vừa được thông qua, Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc dự kiến bắt đầu từ ngày 25/9; các nguyên thủ quốc gia và ngoại trưởng các nước thành viên Hội đồng Bảo an sẽ nhóm họp vào ngày 26/9.
Đại sứ Wittig cho biết ưu tiên của Đức là sự thay đổi trong thế giới Arập, vì vậy, trọng tâm của hội nghị cấp cao về Syria sẽ là "vai trò đang lên của AL như một tác nhân lớn trong khu vực góp phần giải quyết xung đột."
Ông cũng bày tỏ hy vọng nhiều vào tân đặc phái viên Brahimi và cho biết Hội đồng Bảo an ủng hộ mạnh mẽ sứ mệnh khó khăn của ông.
Trong phát biểu của mình, Tổng thư ký Ban Ki-moon kịch liệt chỉ trích "sự tê liệt" của Hội đồng Bảo an về vấn đề Syria, đồng thời cảnh báo tình trạng này tác động xấu tới cả nhân dân Syria và uy tín của chính cơ quan này.
Ông nhấn mạnh các chính phủ có ảnh hưởng cần khẩn cấp hành động để tìm một giải pháp chính trị.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem cáo buộc "các biện pháp trừng phạt bất công" nhằm vào Syria đã góp phần tạo ra những chướng ngại chính cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho quốc gia bất ổn này.
Phát biểu tại cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Peter Maurer, ông Moallem đã nêu rõ tác hại về nhân đạo đối với cuộc sống của người Syria do các lệnh trừng phạt của nước ngoài gây ra.
Ông cũng nhấn mạnh Syria sẵn sàng hợp tác đầy đủ với ICRC để tổ chức này làm tốt nhiệm vụ của mình.
Về phần mình, ông Maurer cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với Chính phủ Syria về khả năng mở rộng công việc của ICRC nhằm bảo vệ dân thường Syria.
Trong cuộc gặp với ông Maurer, Bộ trưởng Hòa giải dân tộc Syria Ali Haidar kêu gọi tất cả các tổ chức nhân đạo hợp tác và phối hợp với Chính phủ Syria, không nên theo hướng "vô tổ chức."
Ông cũng khẳng định giải pháp cho Syria không phải là sự can thiệp từ bên ngoài./.
Trong một thông cáo sau Hội nghị Ngoại trưởng AL thường kỳ lần thứ 138 diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập, AL lên án tình trạng bạo lực, sát hại và tội phạm liên tiếp nhằm vào dân thường tại Syria, cho rằng việc sử dụng vũ khí hạng nặng tấn công các khu vực đông dân cư là tội ác chống lại loài người.
Tuyên bố cho biết bạo lực dã man đã khiến gần 2,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở và hàng nghìn người khác phải ra nước ngoài tị nạn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp cho người dân Syria mọi hỗ trợ để tự vệ.
Hội nghị của AL cũng kêu gọi Chủ tịch Ủy ban Bộ trưởng Arập, Thủ tướng Qatar Hamad Bin Gasem, và Tổng thư ký AL Nabil al-Arabi duy trì tiếp xúc với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Hội nghị đồng thời kêu gọi Đặc phái viên chung của AL và Liên hợp quốc phụ trách vấn đề Syria Lakhdar Brahimi xây dựng khái niệm mới về sứ mệnh của mình dựa trên các diễn biến mới.
Các Ngoại trưởng AL cũng kêu gọi tất cả các lực lượng đối lập ở Syria đáp lại nỗ lực của ông Arabi bằng cách đạt đồng thuận về một tầm nhìn chính trị chung cho thời kỳ chuyển tiếp, thông qua các cơ chế điều phối và làm việc chung.
Về phần mình, Tổng thư ký AL Arabi cho biết ông mong muốn một chính phủ mới tại Syria có sự tham gia của tất cả các bên.
Ông nhấn mạnh "mọi nỗ lực đều cần thông qua các giải pháp chính trị", giải pháp quân sự không giúp giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. AL hoan nghênh mọi sáng kiến để chấm dứt đổ máu tại Syria.
Trước đó, tân Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đề xuất thành lập một ủy ban bốn bên gồm Ai Cập, Arập Xêút, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề Syria.
Cùng ngày, Peter Wittig, Đại sứ của Đức - nước đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng Chín, cho biết vấn đề Trung Đông, đặc biệt là cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Syria sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an trong tháng này.
Theo chương trình làm việc vừa được thông qua, Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc dự kiến bắt đầu từ ngày 25/9; các nguyên thủ quốc gia và ngoại trưởng các nước thành viên Hội đồng Bảo an sẽ nhóm họp vào ngày 26/9.
Đại sứ Wittig cho biết ưu tiên của Đức là sự thay đổi trong thế giới Arập, vì vậy, trọng tâm của hội nghị cấp cao về Syria sẽ là "vai trò đang lên của AL như một tác nhân lớn trong khu vực góp phần giải quyết xung đột."
Ông cũng bày tỏ hy vọng nhiều vào tân đặc phái viên Brahimi và cho biết Hội đồng Bảo an ủng hộ mạnh mẽ sứ mệnh khó khăn của ông.
Trong phát biểu của mình, Tổng thư ký Ban Ki-moon kịch liệt chỉ trích "sự tê liệt" của Hội đồng Bảo an về vấn đề Syria, đồng thời cảnh báo tình trạng này tác động xấu tới cả nhân dân Syria và uy tín của chính cơ quan này.
Ông nhấn mạnh các chính phủ có ảnh hưởng cần khẩn cấp hành động để tìm một giải pháp chính trị.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem cáo buộc "các biện pháp trừng phạt bất công" nhằm vào Syria đã góp phần tạo ra những chướng ngại chính cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho quốc gia bất ổn này.
Phát biểu tại cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Peter Maurer, ông Moallem đã nêu rõ tác hại về nhân đạo đối với cuộc sống của người Syria do các lệnh trừng phạt của nước ngoài gây ra.
Ông cũng nhấn mạnh Syria sẵn sàng hợp tác đầy đủ với ICRC để tổ chức này làm tốt nhiệm vụ của mình.
Về phần mình, ông Maurer cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với Chính phủ Syria về khả năng mở rộng công việc của ICRC nhằm bảo vệ dân thường Syria.
Trong cuộc gặp với ông Maurer, Bộ trưởng Hòa giải dân tộc Syria Ali Haidar kêu gọi tất cả các tổ chức nhân đạo hợp tác và phối hợp với Chính phủ Syria, không nên theo hướng "vô tổ chức."
Ông cũng khẳng định giải pháp cho Syria không phải là sự can thiệp từ bên ngoài./.
(TTXVN)