Ngày 3/5, Thiếu tướng Robert Mood, Trưởng phái đoàn quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria, đã kêu gọi các phe phái Syria chấm dứt các hành động bạo lực.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh Liên hợp quốc cáo buộc cả lực lượng quân đội chính phủ lẫn các nhóm vũ trang đối lập đều vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trong khuôn khổ kế hoạch hòa bình do Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đề xuất.
Phát biểu trong chuyến thị sát hai điểm nóng Homs và Hama, ông Mood bày tỏ tin tưởng rằng vẫn còn cơ hội cho việc chấm dứt bạo lực tại Syria. Ông đề nghị Damascus đi tiên phong trong việc ngừng bắn vì cho rằng quân đội chính phủ có tiềm lực quân sự hơn nên ngừng bắn trước là phù hợp. Trưởng phái đoàn Liên hợp quốc cho biết hoạt động của các quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria đang gặp trở ngại do những hạn chế mà Damascus áp đặt.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Mood cũng xác nhận kể từ khi các nhân viên Liên hợp quốc được triển khai tại Syria, số vụ giao tranh và bắn đạn pháo đã giảm bớt. Ông Mood cho biết từ ngày 4/5, sẽ có thêm 8 quan sát viên của Liên hợp quốc được triển khai tại tỉnh Daraa, 12 người được triển khai tại Homs, 8 người tại Hama và 4 người sẽ đến Idlib.
Trước đó, một tổ chức đối lập Syria cáo buộc quân đội chính phủ đã tiến hành truy quét tại một trường đại học ở Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, làm 4 sinh viên bị thiệt mạng, 28 người bị thương và bắt giữ hơn 200 sinh viên khác. Tuy nhiên, tổ chức này cũng xác nhận có một vụ nổ súng khác xảy ra tại tỉnh Ítlíp hôm 3/5 làm 6 người thiệt mạng, trong đó có trẻ em, phụ nữ và binh lính chính phủ.
Tại Washington, Chính phủ Mỹ tiếp tục đe dọa tăng cường sức ép với Syria bất chấp Liên hợp quốc đang nỗ lực thực thi kế hoạch hòa bình. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carni cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan đã thất bại và đến lúc cần có cách tiếp cận khác đối với cuộc khủng hoảng tại Syria. Ông Carni nói nếu chính phủ Syria tiếp tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Mỹ và các nước khác nên tìm kiếm các biện pháp mạnh hơn nhằm gây sức ép với Tổng thống Syria Bashar Al Assad.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng đề cập đến việc Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và cấm xuất cảnh ra nước ngoài đối với các quan chức cấp cao trong chính quyền Syria. Cho đến thời điểm này, Mỹ chưa cân nhắc đến khả năng can thiệp quân sự vào Syria do các biện pháp cứng rắn hơn có thể vấp phải lá phiếu phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phe đối lập và phương Tây, Chính phủ Syria vẫn quyết tâm tổ chức bầu cử quốc hội vào ngày 7/5 tới theo hiến pháp mới, trong đó cho phép thành lập thêm nhiều đảng chính trị mới. Nhà chức trách Syria cho biết đợt bầu cử này là một phần trong tiến trình cải cách. Tuy nhiên, phe đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử này./.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh Liên hợp quốc cáo buộc cả lực lượng quân đội chính phủ lẫn các nhóm vũ trang đối lập đều vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trong khuôn khổ kế hoạch hòa bình do Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đề xuất.
Phát biểu trong chuyến thị sát hai điểm nóng Homs và Hama, ông Mood bày tỏ tin tưởng rằng vẫn còn cơ hội cho việc chấm dứt bạo lực tại Syria. Ông đề nghị Damascus đi tiên phong trong việc ngừng bắn vì cho rằng quân đội chính phủ có tiềm lực quân sự hơn nên ngừng bắn trước là phù hợp. Trưởng phái đoàn Liên hợp quốc cho biết hoạt động của các quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria đang gặp trở ngại do những hạn chế mà Damascus áp đặt.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Mood cũng xác nhận kể từ khi các nhân viên Liên hợp quốc được triển khai tại Syria, số vụ giao tranh và bắn đạn pháo đã giảm bớt. Ông Mood cho biết từ ngày 4/5, sẽ có thêm 8 quan sát viên của Liên hợp quốc được triển khai tại tỉnh Daraa, 12 người được triển khai tại Homs, 8 người tại Hama và 4 người sẽ đến Idlib.
Trước đó, một tổ chức đối lập Syria cáo buộc quân đội chính phủ đã tiến hành truy quét tại một trường đại học ở Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, làm 4 sinh viên bị thiệt mạng, 28 người bị thương và bắt giữ hơn 200 sinh viên khác. Tuy nhiên, tổ chức này cũng xác nhận có một vụ nổ súng khác xảy ra tại tỉnh Ítlíp hôm 3/5 làm 6 người thiệt mạng, trong đó có trẻ em, phụ nữ và binh lính chính phủ.
Tại Washington, Chính phủ Mỹ tiếp tục đe dọa tăng cường sức ép với Syria bất chấp Liên hợp quốc đang nỗ lực thực thi kế hoạch hòa bình. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carni cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan đã thất bại và đến lúc cần có cách tiếp cận khác đối với cuộc khủng hoảng tại Syria. Ông Carni nói nếu chính phủ Syria tiếp tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Mỹ và các nước khác nên tìm kiếm các biện pháp mạnh hơn nhằm gây sức ép với Tổng thống Syria Bashar Al Assad.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng đề cập đến việc Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và cấm xuất cảnh ra nước ngoài đối với các quan chức cấp cao trong chính quyền Syria. Cho đến thời điểm này, Mỹ chưa cân nhắc đến khả năng can thiệp quân sự vào Syria do các biện pháp cứng rắn hơn có thể vấp phải lá phiếu phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phe đối lập và phương Tây, Chính phủ Syria vẫn quyết tâm tổ chức bầu cử quốc hội vào ngày 7/5 tới theo hiến pháp mới, trong đó cho phép thành lập thêm nhiều đảng chính trị mới. Nhà chức trách Syria cho biết đợt bầu cử này là một phần trong tiến trình cải cách. Tuy nhiên, phe đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử này./.
(TTXVN)