Ngày 19/9, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã kêu gọi các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp “xanh,” tận dụng những cải thiện trong hiệu quả sử dụng tài nguyên để phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 21.
Báo cáo “Hiệu quả kinh tế của tài nguyên và triển vọng đối với châu Á-Thái Bình Dương” của UNEP cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải trả một cái giá khá cao cho sự phát triển của mình, bao gồm ô nhiễm, khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mất đi sự đa dạng sinh học; sự suy thoái của hệ sinh thái và nguồn tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng.
Tổng Giám đốc UNEP Achim Steiner lưu ý rằng sự phát triển kinh tế ấn tượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã giúp hơn 500 triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng họ lại chịu những hậu quả về xã hội và môi trường kéo dài.
Do đó, ông Steiner cho rằng một nền kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên không chỉ là sự thay thế cho phát triển bền vững mà còn là công cụ để thực hiện sự phát triển bền vững.
UNEP cho biết, dù chỉ tạo ra gần 30% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thế giới, nhưng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sử dụng đến 50% tổng lượng tài nguyên tiêu dùng của thế giới.
Chỉ tính riêng năm 2005, tổng lượng nguyên liệu tiêu thụ của khu vực này, bao gồm sinh vật, nhiên liệu hóa thạch và các nguyên liệu công nghiệp và xây dựng đã lên đến khoảng 32 tỷ tấn. UNEP ước tính con số này có thể tăng lên mức 80 tỷ tấn vào năm 2050, nếu không có sự thay đổi lớn nào.
Theo UNEP, để có thể đạt được sự phát triển bền vững, ước tính lượng tài nguyên tiêu dùng trên mỗi đơn vị GDP của khu vực, bao gồm cả nguyên vật liệu xây dựng và nhiên liệu, cần phải giảm khoảng 80% so với mức hiện nay.
UNEP kêu gọi toàn bộ khu vực phải nỗ lực để cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua các chính sách công phù hợp, bao gồm cả các chính sách về tài chính như thuế môi trường và cải cách ngân sách./.
Báo cáo “Hiệu quả kinh tế của tài nguyên và triển vọng đối với châu Á-Thái Bình Dương” của UNEP cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải trả một cái giá khá cao cho sự phát triển của mình, bao gồm ô nhiễm, khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mất đi sự đa dạng sinh học; sự suy thoái của hệ sinh thái và nguồn tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng.
Tổng Giám đốc UNEP Achim Steiner lưu ý rằng sự phát triển kinh tế ấn tượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã giúp hơn 500 triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng họ lại chịu những hậu quả về xã hội và môi trường kéo dài.
Do đó, ông Steiner cho rằng một nền kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên không chỉ là sự thay thế cho phát triển bền vững mà còn là công cụ để thực hiện sự phát triển bền vững.
UNEP cho biết, dù chỉ tạo ra gần 30% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thế giới, nhưng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sử dụng đến 50% tổng lượng tài nguyên tiêu dùng của thế giới.
Chỉ tính riêng năm 2005, tổng lượng nguyên liệu tiêu thụ của khu vực này, bao gồm sinh vật, nhiên liệu hóa thạch và các nguyên liệu công nghiệp và xây dựng đã lên đến khoảng 32 tỷ tấn. UNEP ước tính con số này có thể tăng lên mức 80 tỷ tấn vào năm 2050, nếu không có sự thay đổi lớn nào.
Theo UNEP, để có thể đạt được sự phát triển bền vững, ước tính lượng tài nguyên tiêu dùng trên mỗi đơn vị GDP của khu vực, bao gồm cả nguyên vật liệu xây dựng và nhiên liệu, cần phải giảm khoảng 80% so với mức hiện nay.
UNEP kêu gọi toàn bộ khu vực phải nỗ lực để cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua các chính sách công phù hợp, bao gồm cả các chính sách về tài chính như thuế môi trường và cải cách ngân sách./.
(TTXVN/Vietnam+)