Ngày 18/4, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước đánh giá lại nhu cầu quốc phòng, thăm dò và tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh toàn cầu, đồng thời xem xét chuyển các ưu tiên và nhiều nguồn lực hơn nữa từ chi tiêu quân sự sang phát triển kinh tế xã hội và nguồn nhân lực quốc gia và quốc tế.
Đại diện cấp cao của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị, Angela Kane, cảnh báo nhân loại đang phải trả giá khổng lồ cho việc chi tiêu quân sự quá lớn. Chi tiêu quân sự lớn đã làm thế giới mất nguồn lực rất lớn và rất cần thiết để đầu tư đối phó với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thảm họa tự nhiên và nhân tạo, cũng như các dịch bệnh toàn cầu. Các nước đang phát triển mất đi nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về y tế và giáo dục, xóa đói nghèo và thất học.
Bà Angela Kane nêu rõ chi tiêu quân sự lớn của một nước có thể làm tăng nhạy cảm của nước khác về nguy cơ mất an ninh, tạo ra vòng luẩn quẩn về chạy đua vũ trang phá hoại hoà bình và an ninh quốc tế. Minh bạch trong chi tiêu quân sự có tầm quan trọng đặc biệt để tăng cường lòng tin giữa các nước.
Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi các nước công khai nhiều hơn chi tiêu quân sự, đồng thời báo cáo chi tiêu quân sự hàng năm cho Văn phòng Tổng Thư ký Liên hợp quốc thông qua hệ thống báo cáo đã được tiêu chuẩn hóa.
Các số liệu chi tiêu quân sự của 66 nước cung cấp cho Liên hợp quốc năm 2011 cho thấy các nước này đã chi tiêu 1.220 tỷ USD cho quân sự năm 2010. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ cần chưa đầy 5% trong số tiền khổng lồ này cũng đã đủ để tài trợ cho các nước nghèo hơn đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, phát triển xã hội và xóa đói nghèo.
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng từ 1.150 tỷ USD lên 1.630 tỷ USD, tăng 40% tương đương với 500 tỷ USD. Chi tiêu quân sự của Mỹ tăng hơn 50% trong thời gian này, chiếm gần 40% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2011. Tổng chi phí quân sự toàn cầu năm 2011 đã lên tới 1.740 tỷ USD, không thay đổi so với năm 2010 về giá trị thực.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Các nước chi tiêu nhiều cho quân sự như Mỹ, Đức, Pháp, Brazil và Ấn Độ…. đã giảm ngân sách quốc phòng trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách. Ngân sách quốc phòng của Mỹ đã giảm 1,2% tương đương với 8,7 tỷ USD trong năm 2011.
Trong khi hầu hết các nước Đức, Pháp, Anh và Trung Âu đã giảm mạnh chi phí quân sự, chấm dứt 1 thập kỷ liên tục tăng chi phí quốc phòng thì ngân sách quốc phòng của Nga và Trung Quốc lại tăng mạnh. Ngân sách quân sự của Nga tăng 9,3% đạt 71,9 tỷ USD trong năm 2011.
SIPRI nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để dự báo việc thế giới giảm chi tiêu quân sự là một xu thế dài hạn. Mặc dù có thể dự báo chi tiêu quân sự của Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm trong 5 năm tới, chi tiêu quân sự của châu Á đặc biệt là Trung Quốc, châu Phi và Trung Đông tiếp tục tăng mạnh. Bất cứ cuộc chiến tranh mới nào cũng có thể làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh chi tiêu quân sự thế giới. Chi tiêu quân sự toàn cầu có thể tăng mạnh trở lại sau khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau khủng hoảng./.
Đại diện cấp cao của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị, Angela Kane, cảnh báo nhân loại đang phải trả giá khổng lồ cho việc chi tiêu quân sự quá lớn. Chi tiêu quân sự lớn đã làm thế giới mất nguồn lực rất lớn và rất cần thiết để đầu tư đối phó với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thảm họa tự nhiên và nhân tạo, cũng như các dịch bệnh toàn cầu. Các nước đang phát triển mất đi nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về y tế và giáo dục, xóa đói nghèo và thất học.
Bà Angela Kane nêu rõ chi tiêu quân sự lớn của một nước có thể làm tăng nhạy cảm của nước khác về nguy cơ mất an ninh, tạo ra vòng luẩn quẩn về chạy đua vũ trang phá hoại hoà bình và an ninh quốc tế. Minh bạch trong chi tiêu quân sự có tầm quan trọng đặc biệt để tăng cường lòng tin giữa các nước.
Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi các nước công khai nhiều hơn chi tiêu quân sự, đồng thời báo cáo chi tiêu quân sự hàng năm cho Văn phòng Tổng Thư ký Liên hợp quốc thông qua hệ thống báo cáo đã được tiêu chuẩn hóa.
Các số liệu chi tiêu quân sự của 66 nước cung cấp cho Liên hợp quốc năm 2011 cho thấy các nước này đã chi tiêu 1.220 tỷ USD cho quân sự năm 2010. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ cần chưa đầy 5% trong số tiền khổng lồ này cũng đã đủ để tài trợ cho các nước nghèo hơn đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, phát triển xã hội và xóa đói nghèo.
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng từ 1.150 tỷ USD lên 1.630 tỷ USD, tăng 40% tương đương với 500 tỷ USD. Chi tiêu quân sự của Mỹ tăng hơn 50% trong thời gian này, chiếm gần 40% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2011. Tổng chi phí quân sự toàn cầu năm 2011 đã lên tới 1.740 tỷ USD, không thay đổi so với năm 2010 về giá trị thực.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Các nước chi tiêu nhiều cho quân sự như Mỹ, Đức, Pháp, Brazil và Ấn Độ…. đã giảm ngân sách quốc phòng trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách. Ngân sách quốc phòng của Mỹ đã giảm 1,2% tương đương với 8,7 tỷ USD trong năm 2011.
Trong khi hầu hết các nước Đức, Pháp, Anh và Trung Âu đã giảm mạnh chi phí quân sự, chấm dứt 1 thập kỷ liên tục tăng chi phí quốc phòng thì ngân sách quốc phòng của Nga và Trung Quốc lại tăng mạnh. Ngân sách quân sự của Nga tăng 9,3% đạt 71,9 tỷ USD trong năm 2011.
SIPRI nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để dự báo việc thế giới giảm chi tiêu quân sự là một xu thế dài hạn. Mặc dù có thể dự báo chi tiêu quân sự của Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm trong 5 năm tới, chi tiêu quân sự của châu Á đặc biệt là Trung Quốc, châu Phi và Trung Đông tiếp tục tăng mạnh. Bất cứ cuộc chiến tranh mới nào cũng có thể làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh chi tiêu quân sự thế giới. Chi tiêu quân sự toàn cầu có thể tăng mạnh trở lại sau khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau khủng hoảng./.
(TTXVN)