Ngày 27/6, tại Diễn đàn về đối thoại, nhận thức và chống sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố, được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy một đường lối toàn cầu mới chống khủng bố và tăng cường đối thoại giữa các dân tộc.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Abdulaziz Al-Nasser, nêu rõ rằng thế giới không thể có một đường lối chống khủng bố phù hợp với tất cả các nước, nhưng thế giới cần phát triển nhận thức sâu rộng hơn về các biện pháp hiệu quả chống lại sự bất khoan dung, tư tưởng kỳ thị, chia rẽ và phân biệt đối xử đối với các cộng đồng thiểu số. Chính các nhân tố này dẫn đến chủ nghĩa quá khích, và vì thế mọi quốc gia cần phát triển và tăng cường các chính sách xử lý những thách thức này một cách tốt nhất.
Diễn đàn về đối thoại, nhận thức và chống sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố tạo cơ hội để các nước rút ra những bài học kinh nghiệm tốt nhất từ thực tiễn để thành công trong việc sử dụng các chương trình quốc gia và khu vực chống lại sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh Liên hợp quốc đang duyệt xét lại lần thứ ba Chiến lược chống khủng bố toàn cầu. Đây là cơ hội để thúc đẩy đối thoại, tăng cường nhận thức tốt hơn và chống lại sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Ông nêu bật vai trò của đối thoại, sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các cộng đồng, đồng thời kêu gọi các chính phủ tăng cường mọi nỗ lực để xây dựng các xã hội khoan dung và năng động, bác bỏ mọi kích động thù hận của các phần tử khủng bố.
Thế giới cần tăng cường hợp tác để dập tắt mọi ngọn lửa thù hận và bất khoan dung, nuôi dưỡng bạo lực khủng bố. Một đường lối toàn cầu mới chống khủng bố phải vượt quá đường lối an ninh truyền thống cũng như không loại trừ một nỗ lực nào để cung cấp cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em, một môi trường trong đó thấm đẫm những giá trị nhân văn và tình người, thúc đẩy sự đa dạng để làm giàu có hơn tâm hồn của con người.
Các phương tiện thông tin đại chúng cần thúc đẩy các cách thức tăng cường trao đổi quan điểm một cách hòa bình, tăng cường quan hệ đối tác công-tư để thúc đẩy sự hiểu biết và cảm thông.
Chiến lược chống khủng bố toàn cầu Liên hợp quốc đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2006, nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ mọi điều kiện làm lan rộng chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn và chống khủng bố, tăng cường năng lực của các nhà nước trong cuộc chiến chống khủng bố, đảm bảo tôn trọng quyền con người trong cuộc chiến này./.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Abdulaziz Al-Nasser, nêu rõ rằng thế giới không thể có một đường lối chống khủng bố phù hợp với tất cả các nước, nhưng thế giới cần phát triển nhận thức sâu rộng hơn về các biện pháp hiệu quả chống lại sự bất khoan dung, tư tưởng kỳ thị, chia rẽ và phân biệt đối xử đối với các cộng đồng thiểu số. Chính các nhân tố này dẫn đến chủ nghĩa quá khích, và vì thế mọi quốc gia cần phát triển và tăng cường các chính sách xử lý những thách thức này một cách tốt nhất.
Diễn đàn về đối thoại, nhận thức và chống sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố tạo cơ hội để các nước rút ra những bài học kinh nghiệm tốt nhất từ thực tiễn để thành công trong việc sử dụng các chương trình quốc gia và khu vực chống lại sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh Liên hợp quốc đang duyệt xét lại lần thứ ba Chiến lược chống khủng bố toàn cầu. Đây là cơ hội để thúc đẩy đối thoại, tăng cường nhận thức tốt hơn và chống lại sự lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Ông nêu bật vai trò của đối thoại, sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các cộng đồng, đồng thời kêu gọi các chính phủ tăng cường mọi nỗ lực để xây dựng các xã hội khoan dung và năng động, bác bỏ mọi kích động thù hận của các phần tử khủng bố.
Thế giới cần tăng cường hợp tác để dập tắt mọi ngọn lửa thù hận và bất khoan dung, nuôi dưỡng bạo lực khủng bố. Một đường lối toàn cầu mới chống khủng bố phải vượt quá đường lối an ninh truyền thống cũng như không loại trừ một nỗ lực nào để cung cấp cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em, một môi trường trong đó thấm đẫm những giá trị nhân văn và tình người, thúc đẩy sự đa dạng để làm giàu có hơn tâm hồn của con người.
Các phương tiện thông tin đại chúng cần thúc đẩy các cách thức tăng cường trao đổi quan điểm một cách hòa bình, tăng cường quan hệ đối tác công-tư để thúc đẩy sự hiểu biết và cảm thông.
Chiến lược chống khủng bố toàn cầu Liên hợp quốc đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2006, nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ mọi điều kiện làm lan rộng chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn và chống khủng bố, tăng cường năng lực của các nhà nước trong cuộc chiến chống khủng bố, đảm bảo tôn trọng quyền con người trong cuộc chiến này./.
(TTXVN)