Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng thế giới thực hiện những biện pháp khẩn cấp để kiềm chế sự tăng giá các nông sản thiết yếu, xăng dầu, vật liệu xây dựng nhằm giảm thiểu tác động của biến động giá bất thường này đến những người nghèo nhất thế giới.
Phát biểu ngày 1/2 tại Diễn đàn hàng hóa toàn cầu ở Geneve (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Supachai Panitchpakdi, khẳng định giá các hàng hóa thiết yếu như lương thực, xăng dầu đã tăng đến giới hạn cao nhất trong cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng năm 2008.
Biến động giá bất thường này đã tác động hết sức nặng nề đến cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất, buộc họ phải chi đến 80% thu nhập của cả gia đình cho nhu cầu lương thực.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế có những nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy các đòn bẩy chính sách nhằm kiềm chế các biến động giá quá mức và giữ giá ở mức hợp lý.
Các nước đang phát triển phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu cần tăng cường các nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế để giảm thiệt hại và tổn thương trước những biến động giá trên thị trưởng quốc tế.
Ông cũng lưu ý những xu thế và mô hình biến động giá cả đáng lo ngại nghiêm trọng trên thị trường trong mấy năm gần đây. Từ giữa năm 2010, lần thứ hai trong 3 năm qua, giá hàng hóa đã biến động cực kỳ cao và nạn đầu cơ đã làm biến dạng thị trường và làm phức tạp hơn việc quản lý kinh tế sản xuất và buôn bán hàng hóa.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Pascal Lamy, cảnh báo trong năm 2011, giá hầu hết hàng hóa đều tăng vì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng làm tăng nhu cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. GDP toàn cầu dự kiến tăng 4% trong năm 2011, trong đó 70% là từ các nền kinh tế thị trường mới nổi. Đáng lo ngại nhất là biến động giá quá mức này lại xảy ra đúng vào thời điểm xấu nhất của các thị trường hàng hóa.
Diễn đàn hàng hóa toàn cầu cũng thảo luận về hiện trạng các thị trường năng lượng, biến động của thị trường hàng hóa, các biện pháp khắc phục biến động giá quá mức thông qua những quy chế chặt chẽ hơn, các dữ liệu và sự minh bạch cao hơn, thách thức giá hàng hóa đối với các nước sản xuất dầu khí./.
Phát biểu ngày 1/2 tại Diễn đàn hàng hóa toàn cầu ở Geneve (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Supachai Panitchpakdi, khẳng định giá các hàng hóa thiết yếu như lương thực, xăng dầu đã tăng đến giới hạn cao nhất trong cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng năm 2008.
Biến động giá bất thường này đã tác động hết sức nặng nề đến cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất, buộc họ phải chi đến 80% thu nhập của cả gia đình cho nhu cầu lương thực.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế có những nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy các đòn bẩy chính sách nhằm kiềm chế các biến động giá quá mức và giữ giá ở mức hợp lý.
Các nước đang phát triển phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu cần tăng cường các nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế để giảm thiệt hại và tổn thương trước những biến động giá trên thị trưởng quốc tế.
Ông cũng lưu ý những xu thế và mô hình biến động giá cả đáng lo ngại nghiêm trọng trên thị trường trong mấy năm gần đây. Từ giữa năm 2010, lần thứ hai trong 3 năm qua, giá hàng hóa đã biến động cực kỳ cao và nạn đầu cơ đã làm biến dạng thị trường và làm phức tạp hơn việc quản lý kinh tế sản xuất và buôn bán hàng hóa.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Pascal Lamy, cảnh báo trong năm 2011, giá hầu hết hàng hóa đều tăng vì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng làm tăng nhu cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. GDP toàn cầu dự kiến tăng 4% trong năm 2011, trong đó 70% là từ các nền kinh tế thị trường mới nổi. Đáng lo ngại nhất là biến động giá quá mức này lại xảy ra đúng vào thời điểm xấu nhất của các thị trường hàng hóa.
Diễn đàn hàng hóa toàn cầu cũng thảo luận về hiện trạng các thị trường năng lượng, biến động của thị trường hàng hóa, các biện pháp khắc phục biến động giá quá mức thông qua những quy chế chặt chẽ hơn, các dữ liệu và sự minh bạch cao hơn, thách thức giá hàng hóa đối với các nước sản xuất dầu khí./.
(TTXVN/Vietnam+)