Ngày 8/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết Nghị quyết kêu gọi phụ nữ tham gia bình đẳng trong xây dựng hòa bình sau xung đột của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thông qua đã 10 năm, song thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo đảm phụ nữ có thể góp phần hỗ trợ hòa bình.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã nhắc lại nội dung nghị quyết trên, cụ thể là một kế hoạch gồm 7 điểm nhằm thay đổi hoạt động thực tiễn của phụ nữ và cải thiện những kết quả đạt được, trong đó phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ các cuộc đàm phán hòa bình, vạch kế hoạch sau xung đột, kể cả các hội nghị về tài trợ cung cấp tài chính để giải quyết những nhu cầu riêng của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và phụ nữ tham gia đầy đủ công tác quản lý sau xung đột.
Kế hoạch cũng đòi hỏi có quy định luật pháp nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia việc tìm cách bồi thường cho những hành động bất công và ngăn chặn sự vi phạm nữ quyền, ưu tiên phụ nữ tham gia khôi phục kinh tế như các kế hoạch tạo công ăn việc làm, các chương trình phát triển cộng đồng.
Ông Ban Ki-moon khẳng định: "Bảo đảm phụ nữ tham gia xây dựng hòa bình không chỉ là quyền của phụ nữ, mà họ còn là những đối tác quan trọng trong việc thúc đẩy ba trụ cột của nền hòa bình lâu dài gồm: khôi phục kinh tế, gắn kết xã hội và hợp pháp hóa chính trị."
Ông Ban cho rằng tiến bộ của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các tiến trình hòa bình là quá chậm, chỉ có chưa đến 8% phụ nữ tham gia các phái đoàn đàm phán trong những nỗ lực trung gian của Liên hợp quốc và chưa đến 3% phụ nữ tham gia ký kết các thỏa thuận hòa bình.
Tổng Thư ký cam kết sẽ thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của nữ giới trong các tiến trình hòa bình và các hoạt động hỗ trợ trung gian.
Về bình đẳng giới trong tiến trình chính trị, Tổng Thư ký đề nghị các nước thành viên Liên hợp quốc dành các khoản đầu tư quan trọng và lâu dài cho an ninh và tiềm năng sáng tạo của phụ nữ nhằm tăng sức mạnh cho nền hòa bình lâu dài./.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã nhắc lại nội dung nghị quyết trên, cụ thể là một kế hoạch gồm 7 điểm nhằm thay đổi hoạt động thực tiễn của phụ nữ và cải thiện những kết quả đạt được, trong đó phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ các cuộc đàm phán hòa bình, vạch kế hoạch sau xung đột, kể cả các hội nghị về tài trợ cung cấp tài chính để giải quyết những nhu cầu riêng của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và phụ nữ tham gia đầy đủ công tác quản lý sau xung đột.
Kế hoạch cũng đòi hỏi có quy định luật pháp nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia việc tìm cách bồi thường cho những hành động bất công và ngăn chặn sự vi phạm nữ quyền, ưu tiên phụ nữ tham gia khôi phục kinh tế như các kế hoạch tạo công ăn việc làm, các chương trình phát triển cộng đồng.
Ông Ban Ki-moon khẳng định: "Bảo đảm phụ nữ tham gia xây dựng hòa bình không chỉ là quyền của phụ nữ, mà họ còn là những đối tác quan trọng trong việc thúc đẩy ba trụ cột của nền hòa bình lâu dài gồm: khôi phục kinh tế, gắn kết xã hội và hợp pháp hóa chính trị."
Ông Ban cho rằng tiến bộ của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các tiến trình hòa bình là quá chậm, chỉ có chưa đến 8% phụ nữ tham gia các phái đoàn đàm phán trong những nỗ lực trung gian của Liên hợp quốc và chưa đến 3% phụ nữ tham gia ký kết các thỏa thuận hòa bình.
Tổng Thư ký cam kết sẽ thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của nữ giới trong các tiến trình hòa bình và các hoạt động hỗ trợ trung gian.
Về bình đẳng giới trong tiến trình chính trị, Tổng Thư ký đề nghị các nước thành viên Liên hợp quốc dành các khoản đầu tư quan trọng và lâu dài cho an ninh và tiềm năng sáng tạo của phụ nữ nhằm tăng sức mạnh cho nền hòa bình lâu dài./.
(TTXVN/Vietnam+)