Khơi nguồn sáng tạo cho cả nghìn hội viên trên toàn quốc, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực 20 năm qua đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa cho các nhiếp ảnh gia có nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi lẫn nhau.
Phong trào này cũng là cầu nối đưa nghệ thuật nhiếp ảnh đến gần hơn với công chúng ở các tỉnh, thành. Đại diện Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành, các nghệ sỹ nhiếp ảnh... đã có dịp ngồi lại cùng nhau chia sẻ những câu chuyện “bếp núc,” rút kinh nghiệm qua các kỳ liên hoan cũng như bàn cách phát triển phong trào ngày càng lớn mạnh trên khắp cả nước, nhân Hội thảo Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực qua 20 năm hoạt động diễn ra sáng nay (15/3) tại Hà Nội.
{Ảnh báo chí Việt Nam: Mơ về một dĩ vãng “bùng nổ”}
Chuyện của những “tay máy tỉnh lẻ” Nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam đánh giá, qua mỗi kỳ Liên hoan Ảnh Nghệ thuật, tác phẩm của mỗi khu vực đều mang đến nét đặc thù vùng miền qua sắc thái ảnh của các “tay máy” đến từ Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên, miền Trung, Nam Bộ... Cũng chính vì vậy, nghệ sỹ nhiếp ảnh Vũ Nhật, Nguyên Trưởng Ban Sáng tác Triển lãm, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam cho rằng: “Không nên coi cuộc Liên hoan này chỉ là sân chơi mang tính giao lưu đơn thuần của các ‘tay máy tỉnh lẻ’ cần điểm để vào Hội. Mà đây là nơi để các nhà nhiếp ảnh công bố những tác phẩm sáng tác của mình trước công chúng, nơi giao lưu tác phẩm với mục đích giới thiệu cảnh quan quê hương mình với các tỉnh bạn.” Không những thế, các thành viên của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đều công nhận, trình độ nghề, tư duy nghệ thuật, khả năng phân tích đánh giá tác phẩm của các thành viên đều được nâng cao hơn, tầm nhìn mở rộng hơn... qua mỗi cuộc liên hoan. “Được xem nhiều triển lãm ảnh khu vực, tôi thấy có nhiều tác phẩm rất mộc mạc và sinh động, nhiều khoảnh khắc tự nhiên mà sâu sắc. Tuy chưa trau chuốt về hình thức kỹ thuật nhưng nội dung của tác phẩm đều đậm chất nhân văn. Tác phẩm mang nội dung thực, cảnh quan thực, không giả tạo, đầy ắp hơi thở cuộc sống,” ông Nhật nhận định. Rõ ràng, hiệu ứng lan tỏa và không khí tưng bừng mà các cuộc liên hoan đã mang lại cho những người yêu nhiếp ảnh trên cả nước là có thật. Nhưng sau mỗi cuộc vui đó, người tâm huyết với nghệ thuật nhiếp ảnh đều chung một tâm tư, đó là chưa một địa phương nào có kế hoạch chủ động để mua tác phẩm ảnh nghệ thuật đưa vào bảo tàng hay bộ sưu tập... Các phương tiện thông tin đại chúng cũng chưa mấy mặn mà đến giới thiệu quảng bá, phê bình ảnh nghệ thuật. "Đây là một khâu yếu trong lý luận phê bình ảnh hiện nay,” ông Nhật thừa nhận. Để bộ ảnh triển lãm của liên hoan đến được gần hơn với công chúng trong toàn khu vực, nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Hỏa Tiễn, Trưởng Ban Sáng tác Triển lãm, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đề xuất: “Sau khi kết thúc triển lãm ở địa phương đăng cai thì các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nên đưa bộ ảnh về trưng bày tại địa phương mình vào thời điểm thích hợp.” Liên hoan... vui cả làng? Những năm gần đây, một số khu vực ở phía Nam đã gắn cuộc thi "Maraton" (thi chụp ảnh nhanh trong vòng một ngày, hoặc một giờ theo chủ đề có sẵn của ban tổ chức) vào nội dung của Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Hỏa Tiễn bày tỏ băn khoăn, sự đổi mới này sẽ khiến cho ban tổ chức, hội đồng giám khảo vất vả hơn và đòi hỏi họ khẩn trương cao độ. Trước thử thách đó, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đã và đang vận động các đơn vị đăng cai áp dụng mô hình mới. Bởi lẽ, “đây là mô hình vừa tiết kiệm thời gian tổ chức, vừa tạo sân chơi bổ ích cho các tác giả trong khu vực,” ông Tiễn nói. Ngoài ra, trước một số ý kiến cực đoan cho rằng nên “xóa sổ” Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực, nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Văn, Ủy viên Ban Lý luận phê bình của Hội, người đoạt được rất nhiều giải ảnh nghệ thuật quốc tế thời gian qua bày tỏ quan điểm “không nên.” “Sự tồn tại của Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực kéo dài 20 năm qua là có cơ sở xuất phát từ nhu cầu của hội, của địa phương vì thế không nên ‘xóa sổ.’ Vẫn cần hoạt động này kể cả khi nhiếp ảnh ngày càng trở nên một thú chơi đại chúng, ‘nhà nhà chụp ảnh, người người chụp ảnh,” ông Việt Văn nói. Thực tế cho thấy, phát triển nhiếp ảnh phong trào giờ đây không cần theo chiều rộng như nhiều thập kỷ trước nữa mà cần chú trọng tới chiều sâu. Quan tâm đến công tác tổ chức, ông Việt Văn cho rằng: “Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực” có thể đổi thành Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật khu vực sẽ mang tính cạnh tranh quyết liệt hơn để thực sự tìm ra những tài năng trẻ, những tay máy triển vọng ở địa phương.” Nếu thực sự làm được thế, mỗi cuộc liên hoan xong sẽ không còn đất cho việc trao giải theo kiểu mặt trận, theo kiểu liên hoan... vui cả làng nữa, thậm chí địa phương đăng cai cũng phải chấp nhận khả năng ra về trắng tay. Và như thế, cuộc vui cũng sẽ trọn vẹn, không còn những niềm riêng "bằng mặt mà không bằng lòng".../.
{Ảnh báo chí Việt Nam: Mơ về một dĩ vãng “bùng nổ”}
Chuyện của những “tay máy tỉnh lẻ” Nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam đánh giá, qua mỗi kỳ Liên hoan Ảnh Nghệ thuật, tác phẩm của mỗi khu vực đều mang đến nét đặc thù vùng miền qua sắc thái ảnh của các “tay máy” đến từ Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên, miền Trung, Nam Bộ... Cũng chính vì vậy, nghệ sỹ nhiếp ảnh Vũ Nhật, Nguyên Trưởng Ban Sáng tác Triển lãm, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam cho rằng: “Không nên coi cuộc Liên hoan này chỉ là sân chơi mang tính giao lưu đơn thuần của các ‘tay máy tỉnh lẻ’ cần điểm để vào Hội. Mà đây là nơi để các nhà nhiếp ảnh công bố những tác phẩm sáng tác của mình trước công chúng, nơi giao lưu tác phẩm với mục đích giới thiệu cảnh quan quê hương mình với các tỉnh bạn.” Không những thế, các thành viên của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đều công nhận, trình độ nghề, tư duy nghệ thuật, khả năng phân tích đánh giá tác phẩm của các thành viên đều được nâng cao hơn, tầm nhìn mở rộng hơn... qua mỗi cuộc liên hoan. “Được xem nhiều triển lãm ảnh khu vực, tôi thấy có nhiều tác phẩm rất mộc mạc và sinh động, nhiều khoảnh khắc tự nhiên mà sâu sắc. Tuy chưa trau chuốt về hình thức kỹ thuật nhưng nội dung của tác phẩm đều đậm chất nhân văn. Tác phẩm mang nội dung thực, cảnh quan thực, không giả tạo, đầy ắp hơi thở cuộc sống,” ông Nhật nhận định. Rõ ràng, hiệu ứng lan tỏa và không khí tưng bừng mà các cuộc liên hoan đã mang lại cho những người yêu nhiếp ảnh trên cả nước là có thật. Nhưng sau mỗi cuộc vui đó, người tâm huyết với nghệ thuật nhiếp ảnh đều chung một tâm tư, đó là chưa một địa phương nào có kế hoạch chủ động để mua tác phẩm ảnh nghệ thuật đưa vào bảo tàng hay bộ sưu tập... Các phương tiện thông tin đại chúng cũng chưa mấy mặn mà đến giới thiệu quảng bá, phê bình ảnh nghệ thuật. "Đây là một khâu yếu trong lý luận phê bình ảnh hiện nay,” ông Nhật thừa nhận. Để bộ ảnh triển lãm của liên hoan đến được gần hơn với công chúng trong toàn khu vực, nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Hỏa Tiễn, Trưởng Ban Sáng tác Triển lãm, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đề xuất: “Sau khi kết thúc triển lãm ở địa phương đăng cai thì các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nên đưa bộ ảnh về trưng bày tại địa phương mình vào thời điểm thích hợp.” Liên hoan... vui cả làng? Những năm gần đây, một số khu vực ở phía Nam đã gắn cuộc thi "Maraton" (thi chụp ảnh nhanh trong vòng một ngày, hoặc một giờ theo chủ đề có sẵn của ban tổ chức) vào nội dung của Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Hỏa Tiễn bày tỏ băn khoăn, sự đổi mới này sẽ khiến cho ban tổ chức, hội đồng giám khảo vất vả hơn và đòi hỏi họ khẩn trương cao độ. Trước thử thách đó, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đã và đang vận động các đơn vị đăng cai áp dụng mô hình mới. Bởi lẽ, “đây là mô hình vừa tiết kiệm thời gian tổ chức, vừa tạo sân chơi bổ ích cho các tác giả trong khu vực,” ông Tiễn nói. Ngoài ra, trước một số ý kiến cực đoan cho rằng nên “xóa sổ” Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực, nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Văn, Ủy viên Ban Lý luận phê bình của Hội, người đoạt được rất nhiều giải ảnh nghệ thuật quốc tế thời gian qua bày tỏ quan điểm “không nên.” “Sự tồn tại của Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực kéo dài 20 năm qua là có cơ sở xuất phát từ nhu cầu của hội, của địa phương vì thế không nên ‘xóa sổ.’ Vẫn cần hoạt động này kể cả khi nhiếp ảnh ngày càng trở nên một thú chơi đại chúng, ‘nhà nhà chụp ảnh, người người chụp ảnh,” ông Việt Văn nói. Thực tế cho thấy, phát triển nhiếp ảnh phong trào giờ đây không cần theo chiều rộng như nhiều thập kỷ trước nữa mà cần chú trọng tới chiều sâu. Quan tâm đến công tác tổ chức, ông Việt Văn cho rằng: “Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực” có thể đổi thành Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật khu vực sẽ mang tính cạnh tranh quyết liệt hơn để thực sự tìm ra những tài năng trẻ, những tay máy triển vọng ở địa phương.” Nếu thực sự làm được thế, mỗi cuộc liên hoan xong sẽ không còn đất cho việc trao giải theo kiểu mặt trận, theo kiểu liên hoan... vui cả làng nữa, thậm chí địa phương đăng cai cũng phải chấp nhận khả năng ra về trắng tay. Và như thế, cuộc vui cũng sẽ trọn vẹn, không còn những niềm riêng "bằng mặt mà không bằng lòng".../.
Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực được triển khai đều đặn hàng năm ở tất cả tám khu vực gồm: Khu vực miền núi phía Bắc (15 tỉnh); Khu vực Đồng bằng sông Hồng (9 tỉnh, thành); Khu vực Hà Nội; Khu vực Bắc Trung bộ (6 tỉnh); Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên (10 tỉnh, thành); Khu vực miền Đông Nam bộ (8 tỉnh); Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành). |
Xuân Mai (Vietnam+)