Ngày 23/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc quyết định triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình ở các nước có xung đột, đã dành cả ngày thảo luận mở về nhiệm vụ quan trọng không kém là kiến tạo hòa bình ở các nước này sau xung đột.
Tại cuộc họp, các nước thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí kêu gọi cần có các phản ứng quốc gia và quốc tế hiệu quả hơn nữa để các nước vừa thoát khỏi xung đột tăng cường các chức năng then chốt của chính phủ như đảm bảo an ninh, xử lý tranh chấp chính trị một cách hòa bình, bảo vệ dân thường, phục hồi kinh tế và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho con người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh kiến tạo hòa bình ở các nước sau xung đột hiện là thách thức rất lớn của toàn bộ hệ thống Liên hợp quốc.
Hơn 50% số cuộc xung đột trong hai thập kỷ qua đã tái diễn xung đột chỉ sau năm năm ký kết các hiệp định hòa bình. Vì vậy, xây dựng và tăng cường các thể chế hợp pháp và hiệu quả, tôn trọng và thúc đẩy quyền con người phải là nhiệm vụ trung tâm của mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình. Các thể chế này đóng vai trò quyết định đảm bảo duy trì và kiến tạo hòa bình, giảm nguy cơ rơi trở lại xung đột.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nêu ba bài học cần được ứng dụng để thúc đẩy các nỗ lực quốc tế về kiến tạo hòa bình củng cố quyền sở hữu quốc gia và quyền lãnh đạo quốc gia cùng với việc tăng cường các thể chế hiện hành; không thể có một giải pháp được áp dụng chung cho mọi nước; cần nỗ lực dài hạn để đạt được kiến tạo hòa bình thực sự, mặc dù vẫn cần thúc đẩy tiến bộ của các nỗ lực sớm, cụ thể và ngắn hạn trong một số lĩnh vực ưu tiên nhằm khôi phục lòng tin và tăng tính hợp pháp của các thể chế quốc gia về cung cấp an ninh, tăng cường tiếp cận công lý, mở rộng giáo dục và y tế cho nhân dân./.
Tại cuộc họp, các nước thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí kêu gọi cần có các phản ứng quốc gia và quốc tế hiệu quả hơn nữa để các nước vừa thoát khỏi xung đột tăng cường các chức năng then chốt của chính phủ như đảm bảo an ninh, xử lý tranh chấp chính trị một cách hòa bình, bảo vệ dân thường, phục hồi kinh tế và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho con người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh kiến tạo hòa bình ở các nước sau xung đột hiện là thách thức rất lớn của toàn bộ hệ thống Liên hợp quốc.
Hơn 50% số cuộc xung đột trong hai thập kỷ qua đã tái diễn xung đột chỉ sau năm năm ký kết các hiệp định hòa bình. Vì vậy, xây dựng và tăng cường các thể chế hợp pháp và hiệu quả, tôn trọng và thúc đẩy quyền con người phải là nhiệm vụ trung tâm của mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình. Các thể chế này đóng vai trò quyết định đảm bảo duy trì và kiến tạo hòa bình, giảm nguy cơ rơi trở lại xung đột.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nêu ba bài học cần được ứng dụng để thúc đẩy các nỗ lực quốc tế về kiến tạo hòa bình củng cố quyền sở hữu quốc gia và quyền lãnh đạo quốc gia cùng với việc tăng cường các thể chế hiện hành; không thể có một giải pháp được áp dụng chung cho mọi nước; cần nỗ lực dài hạn để đạt được kiến tạo hòa bình thực sự, mặc dù vẫn cần thúc đẩy tiến bộ của các nỗ lực sớm, cụ thể và ngắn hạn trong một số lĩnh vực ưu tiên nhằm khôi phục lòng tin và tăng tính hợp pháp của các thể chế quốc gia về cung cấp an ninh, tăng cường tiếp cận công lý, mở rộng giáo dục và y tế cho nhân dân./.
(TTXVN/Vietnam+)