Với 41 phiếu thuận, 3 phiếu chống (Nga, Trung Quốc và Cuba) và 2 phiếu trắng, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 1/6 đã thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực chống lại dân thường ở Syria, cũng như vụ thảm sát tại làng Houla ở nước này cách đây một tuần làm hơn 108 người thiệt mạng.
Hội đồng yêu cầu Ủy ban điều tra độc lập quốc tế, được thành lập tại khóa họp đặc biệt về tình hình Syria tháng 8/2011, khẩn trương điều tra đặc biệt, toàn diện, độc lập các sự việc diễn ra tại làng Houla và xác định công khai trách nhiệm liên quan vụ thảm sát này.
Phái đoàn Syria tại Liên hợp quốc cho biết giới chức nước này đã lập ủy ban điều tra nhằm xác định các tình tiết trong vụ thảm sát, tiến tới trừng phạt các "tác giả" vụ tàn sát này. Theo đại diện của Syria, cuộc tấn công tại làng Houla có thể nhằm kích động bạo loạn tại khu vực từ trước tới nay được cho là ổn định. Đại diện của Syria ngờ rằng một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đã cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở Syria nhằm thúc đẩy nội chiến tại nước này để tạo lợi thế cho Israel.
Tại phiên họp đặc biệt về tình hình Syria lần này đã có 70 phát biểu của đại diện các quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, các nước quan sát viên và các tổ chức phi chính phủ. Phát biểu tại phiên họp, Đại diện Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ đã lên án mạnh mẽ vụ thảm sát tại làng Houla, bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc về những mất mát của gia đình các nạn nhân.
[Kết quả điều tra về vụ thảm sát đẫm máu ở Houla]
Đại diện Việt Nam yêu cầu các bên liên quan mở cuộc điều tra khách quan và đầy đủ về vụ tấn công; tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và nhân đạo. Đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh tình hình tại Syria chỉ có thể được giải quyết bằng đối thoại và hòa giải trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Theo tinh thần đó, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch hòa bình 6 điểm của Liên hợp quốc, chấm dứt bạo lực, tiến hành đối thoại trên tinh thần thiện chí, tìm kiếm giải pháp chính trị nhằm đưa tình hình Syria sớm trở lại bình thường.
Phiên họp đặc biệt về tình hình nhân quyền tại Syria lần này là phiên họp lần thứ 4, sau các phiên họp diễn ra vào tháng 4, tháng 8 và tháng 12/2011./.
Hội đồng yêu cầu Ủy ban điều tra độc lập quốc tế, được thành lập tại khóa họp đặc biệt về tình hình Syria tháng 8/2011, khẩn trương điều tra đặc biệt, toàn diện, độc lập các sự việc diễn ra tại làng Houla và xác định công khai trách nhiệm liên quan vụ thảm sát này.
Phái đoàn Syria tại Liên hợp quốc cho biết giới chức nước này đã lập ủy ban điều tra nhằm xác định các tình tiết trong vụ thảm sát, tiến tới trừng phạt các "tác giả" vụ tàn sát này. Theo đại diện của Syria, cuộc tấn công tại làng Houla có thể nhằm kích động bạo loạn tại khu vực từ trước tới nay được cho là ổn định. Đại diện của Syria ngờ rằng một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đã cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở Syria nhằm thúc đẩy nội chiến tại nước này để tạo lợi thế cho Israel.
Tại phiên họp đặc biệt về tình hình Syria lần này đã có 70 phát biểu của đại diện các quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, các nước quan sát viên và các tổ chức phi chính phủ. Phát biểu tại phiên họp, Đại diện Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ đã lên án mạnh mẽ vụ thảm sát tại làng Houla, bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc về những mất mát của gia đình các nạn nhân.
[Kết quả điều tra về vụ thảm sát đẫm máu ở Houla]
Đại diện Việt Nam yêu cầu các bên liên quan mở cuộc điều tra khách quan và đầy đủ về vụ tấn công; tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và nhân đạo. Đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh tình hình tại Syria chỉ có thể được giải quyết bằng đối thoại và hòa giải trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Theo tinh thần đó, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch hòa bình 6 điểm của Liên hợp quốc, chấm dứt bạo lực, tiến hành đối thoại trên tinh thần thiện chí, tìm kiếm giải pháp chính trị nhằm đưa tình hình Syria sớm trở lại bình thường.
Phiên họp đặc biệt về tình hình nhân quyền tại Syria lần này là phiên họp lần thứ 4, sau các phiên họp diễn ra vào tháng 4, tháng 8 và tháng 12/2011./.
(TTXVN)