Xây dựng các vùng cung ứng nguồn hàng thiết yếu khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm tăng cường khai thác nguồn hàng lương thực, nông sản, thực phẩm, thủy hải sản và một số mặt hàng thiết yếu khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân Thủ đô, góp phần ổn định thị trường, giá cả.
Đây là mục đích chính của Chương trình liên kết hoạt động thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh thành trong khu vực, được tổ chức ngày 8/10, tại Hà Nội.
Theo chương trình liên kết này, công tác tổ chức nguồn hàng và tiêu thụ sản phẩm được tổ chức thực hiện lâu dài giữa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại theo chiều dọc của quá trình lưu thông hàng hóa.
Hà Nội sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thương mại ký hợp đồng ổn định và lâu dài với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chăn nuôi tại các tỉnh. Hướng lựa chọn sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có khả năng vốn, có cơ sở vật chất kho tàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản, có kinh nghiệm tổ chức nguồn hàng, có hệ thống phân phối hoặc khả năng chi phối thị trường trong những tình huống dễ xảy ra biến động thị trường.
Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp các tỉnh tìm hiểu thị trường, tổ chức khai thác nguồn hàng và giúp các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo lập hệ thống phân phối tại Hà Nội.
Theo đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, việc liên kết phải tính tới liên kết những gì, đến đâu và liên kết như thế nào để đạt hiệu quả; đặc biệt, công tác tổ chức thực hiện phải được coi trọng. Mặc dù nhiều năm qua, lượng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh luôn dồi dào nhưng tại thị trường Hà Nội vẫn thường xuyên xảy ra thiếu hàng, khan hàng cục bộ, đẩy giá hàng hóa tăng cao.
Trong khi đó, việc khai thác nguồn hàng tại các tỉnh vẫn thường xuyên được Hà Nội coi trọng, đưa doanh nghiệp đi tìm hiểu, khai thác. Vấn đề là cách thức tổ chức, thực hiện để duy trì sự ổn định lâu dài việc cung ứng, tiêu thụ hàng và việc mở rộng thị trường tiêu thụ khi đã có sự liên kết.
Với dân số khoảng 7 triệu người và từ 2,5-3 triệu khách vãng lai, việc giữ ổn định thị trường và đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân Hà Nội là quan trọng. Trong khi đó, các loại hàng hóa lương thực, thực phẩm, rau xanh phụ thuộc một lượng lớn nguồn cung cấp của các tỉnh thành khác. Cụ thể, thịt gia súc phụ thuộc nguồn cung từ các tỉnh 45% nhu cầu; gia cầm, thủy cầm phụ thuộc 38%; thủy hải sản phụ thuộc từ 40-42%; trứng gà vịt phụ thuộc 61%, rau xanh phụ thuộc 60%..../.
Đây là mục đích chính của Chương trình liên kết hoạt động thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh thành trong khu vực, được tổ chức ngày 8/10, tại Hà Nội.
Theo chương trình liên kết này, công tác tổ chức nguồn hàng và tiêu thụ sản phẩm được tổ chức thực hiện lâu dài giữa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại theo chiều dọc của quá trình lưu thông hàng hóa.
Hà Nội sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thương mại ký hợp đồng ổn định và lâu dài với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chăn nuôi tại các tỉnh. Hướng lựa chọn sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có khả năng vốn, có cơ sở vật chất kho tàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản, có kinh nghiệm tổ chức nguồn hàng, có hệ thống phân phối hoặc khả năng chi phối thị trường trong những tình huống dễ xảy ra biến động thị trường.
Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp các tỉnh tìm hiểu thị trường, tổ chức khai thác nguồn hàng và giúp các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo lập hệ thống phân phối tại Hà Nội.
Theo đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, việc liên kết phải tính tới liên kết những gì, đến đâu và liên kết như thế nào để đạt hiệu quả; đặc biệt, công tác tổ chức thực hiện phải được coi trọng. Mặc dù nhiều năm qua, lượng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh luôn dồi dào nhưng tại thị trường Hà Nội vẫn thường xuyên xảy ra thiếu hàng, khan hàng cục bộ, đẩy giá hàng hóa tăng cao.
Trong khi đó, việc khai thác nguồn hàng tại các tỉnh vẫn thường xuyên được Hà Nội coi trọng, đưa doanh nghiệp đi tìm hiểu, khai thác. Vấn đề là cách thức tổ chức, thực hiện để duy trì sự ổn định lâu dài việc cung ứng, tiêu thụ hàng và việc mở rộng thị trường tiêu thụ khi đã có sự liên kết.
Với dân số khoảng 7 triệu người và từ 2,5-3 triệu khách vãng lai, việc giữ ổn định thị trường và đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân Hà Nội là quan trọng. Trong khi đó, các loại hàng hóa lương thực, thực phẩm, rau xanh phụ thuộc một lượng lớn nguồn cung cấp của các tỉnh thành khác. Cụ thể, thịt gia súc phụ thuộc nguồn cung từ các tỉnh 45% nhu cầu; gia cầm, thủy cầm phụ thuộc 38%; thủy hải sản phụ thuộc từ 40-42%; trứng gà vịt phụ thuộc 61%, rau xanh phụ thuộc 60%..../.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)