Cùng với Hà Nội, Hải Phòng-Quảng Ninh là hai đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế xã hội miền Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, Hải Phòng-Quảng Ninh còn có tài nguyên du lịch đa dạng, khai thác được nhiều loại hình du lịch, bước đầu đáp ứng được nhu cầu du khách, đặc biệt là với khách quốc tế.
Khu vực tài nguyên du lịch được tập trung khai thác mạnh nhất là vịnh Hạ Long, Móng Cái, Trà Cổ, Yên Tử (Quảng Ninh), Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng) với sản phẩm chính là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái…
Tuy vậy, sự liên kết giữa Hải Phòng-Quảng Ninh để phát triển du lịch, khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch để tạo ra sản phẩm còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Tiến sỹ Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát và phát triển du lịch cho biết thời gian qua, Hải Phòng, Quảng Ninh đã có những cam kết trong liên kết phát triển du lịch song trên thực tế sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm mà chưa có kế hoạch, chương trình liên kết nào được triển khai, chưa có chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh, thương hiệu nào chung giữa hai địa phương.
Du lịch Quảng Ninh gần như lệ thuộc vào Vịnh Hạ Long để thu hút khách mặc dù còn nhiều tài nguyên du lịch khác về nhân văm, lịch sử, tự nhiên. Khách tới Quảng Ninh chỉ biết có Vịnh Hạ Long, nên ở đây thường xảy ra tình trạng quá tải so với năng lực vận hành, sức chứa cũng như không đảm bảo tốt về vệ sinh môi trường.
Hải Phòng có thế mạnh về du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác vườn quốc gia Cát Bà, du lịch nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn nhưng việc quảng bá ở đây còn yếu nên chưa tạo được sức hút với khách quốc tế. Hải Phòng đã có sân bay quốc tế trong khi Quảng Ninh chưa có, đây sẽ là hướng liên kết tốt để khai thác dòng khách quốc tế từ Hải Phòng tới Quảng Ninh trong tương lai.
Liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu khá tốt. Ví dụ như mô hình liên kết giữa ba tỉnh Lào Cai-Yên Bái-Phú Thọ trong chương trình du lịch về cội nguồn. Tám tỉnh Tây Bắc mở rộng cũng đã hình thành liên kết để phát triển du lịch bằng dự án cung đường Tây Bắc, xây dựng tour đi qua những bản làng nghèo nhất cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào bằng du lịch.
Ngoài liên kết vùng, còn có liên kết với Trung Quốc xây dựng tour du lịch khám phá, thăm di sản ruộng bậc thang dọc tuyến đường 32 từ Phú Thọ-Nghĩa Lộ-Mù Căng Chải (Yên Bái)-Sa Pa (Lào Cai)-Nguyên Dương (Trung Quốc).
Hải Phòng-Quảng Ninh là một trong 7 địa bàn trọng điểm của du lịch Việt Nam đã được định hướng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020. Do đó, sự liên kết chặt chẽ giữa hai địa phương này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch vùng duyên hải Đông Bắc.
Theo ý kiến từ Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, ông Nguyễn Anh Tuấn thì Hải Phòng-Quảng Ninh có thể liên kết trên nhiều phương diện trong thời gian tới để phát triển du lịch như trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển du lịch bằng nhiều phương thức vận chuyển, nối tour bằng đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt; khai thác thế mạnh sản phẩm du lịch của mỗi địa phương nhằm phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng; hợp tác quảng bá điểm đến; bảo vệ môi trường; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch…/.
Bên cạnh đó, Hải Phòng-Quảng Ninh còn có tài nguyên du lịch đa dạng, khai thác được nhiều loại hình du lịch, bước đầu đáp ứng được nhu cầu du khách, đặc biệt là với khách quốc tế.
Khu vực tài nguyên du lịch được tập trung khai thác mạnh nhất là vịnh Hạ Long, Móng Cái, Trà Cổ, Yên Tử (Quảng Ninh), Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng) với sản phẩm chính là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái…
Tuy vậy, sự liên kết giữa Hải Phòng-Quảng Ninh để phát triển du lịch, khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch để tạo ra sản phẩm còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Tiến sỹ Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát và phát triển du lịch cho biết thời gian qua, Hải Phòng, Quảng Ninh đã có những cam kết trong liên kết phát triển du lịch song trên thực tế sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm mà chưa có kế hoạch, chương trình liên kết nào được triển khai, chưa có chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh, thương hiệu nào chung giữa hai địa phương.
Du lịch Quảng Ninh gần như lệ thuộc vào Vịnh Hạ Long để thu hút khách mặc dù còn nhiều tài nguyên du lịch khác về nhân văm, lịch sử, tự nhiên. Khách tới Quảng Ninh chỉ biết có Vịnh Hạ Long, nên ở đây thường xảy ra tình trạng quá tải so với năng lực vận hành, sức chứa cũng như không đảm bảo tốt về vệ sinh môi trường.
Hải Phòng có thế mạnh về du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác vườn quốc gia Cát Bà, du lịch nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn nhưng việc quảng bá ở đây còn yếu nên chưa tạo được sức hút với khách quốc tế. Hải Phòng đã có sân bay quốc tế trong khi Quảng Ninh chưa có, đây sẽ là hướng liên kết tốt để khai thác dòng khách quốc tế từ Hải Phòng tới Quảng Ninh trong tương lai.
Liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu khá tốt. Ví dụ như mô hình liên kết giữa ba tỉnh Lào Cai-Yên Bái-Phú Thọ trong chương trình du lịch về cội nguồn. Tám tỉnh Tây Bắc mở rộng cũng đã hình thành liên kết để phát triển du lịch bằng dự án cung đường Tây Bắc, xây dựng tour đi qua những bản làng nghèo nhất cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào bằng du lịch.
Ngoài liên kết vùng, còn có liên kết với Trung Quốc xây dựng tour du lịch khám phá, thăm di sản ruộng bậc thang dọc tuyến đường 32 từ Phú Thọ-Nghĩa Lộ-Mù Căng Chải (Yên Bái)-Sa Pa (Lào Cai)-Nguyên Dương (Trung Quốc).
Hải Phòng-Quảng Ninh là một trong 7 địa bàn trọng điểm của du lịch Việt Nam đã được định hướng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020. Do đó, sự liên kết chặt chẽ giữa hai địa phương này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch vùng duyên hải Đông Bắc.
Theo ý kiến từ Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, ông Nguyễn Anh Tuấn thì Hải Phòng-Quảng Ninh có thể liên kết trên nhiều phương diện trong thời gian tới để phát triển du lịch như trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển du lịch bằng nhiều phương thức vận chuyển, nối tour bằng đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt; khai thác thế mạnh sản phẩm du lịch của mỗi địa phương nhằm phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng; hợp tác quảng bá điểm đến; bảo vệ môi trường; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch…/.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)