Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khiến nhiều tập đoàn tài chính châu Âu,Mỹ phải thu hẹp hoặc từ bỏ lĩnh vực này, cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn tàichính Nhật Bản vào thị trường cho thuê máy bay đã cho thấy kế hoạch vươn tới cácthị trường nước ngoài, nhất là những thị trường đang phát triển của các tập đoàntài chính Nhật Bản đang diễn ra rất khốc liệt.
SMFG cho biết tháng 6/2012, tập đoàn này đã cùng Sumitomo Corporationsthực hiện vụ mua lại Royal Bank of Scotland - một công ty tài chính lớn của Anhvới trị giá 57 nghìn tỷ yên, khoảng 718 triệu USD.
Theo kế hoạch hợp tác này dự kiến đến tháng 6/2013, SMFG sẽ sở hữu 335 máybay và vươn lên vị trí thứ 3 thế giới.
Orix cho biết đã ký hợp đồng với một công ty kinh doanh của Mỹ để sử dụng27 máy bay cũ của một trong những hãng hàng không lớn nhất nước này là GECapital Aviation. Với khả năng sử dụng khoảng 160 máy bay hiện có, tập đoàn nàyđang hướng tới mục tiêu lọt vào tốp 5 trên thế giới trong vòng 2-3 năm tới vớisố lượng là 250 máy bay.
Trong khi đó, Mitsubishi UFJFG thông báo công ty con của họ là MitsubishiUFJ đã thực hiện thương vụ mua lại hãng hàng không Jackson Square Aviation - làmột trong những hãng lớn của Mỹ, với giá trị 1 tỷ yên (khoảng 12,6 triệu USD).Kết quả thương vụ này giúp Mitsubishi UFJFG tăng số máy bay sở hữu thêm 70chiếc, đồng thời giúp họ đẩy nhanh hoạt động kinh doanh cho thuê máy bay tại thịtrường quốc tế.
Theo Hiệp hội hàng không Nhật Bản, số lượng máy bay của cả thế giới năm2011 là khoảng 20.000 chiếc. Dự đoán, con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 donhu cầu vận chuyển hành khách tăng mạnh ở các nước đang phát triển như châu Á.
Hiện tỷ lệ thuê máy bay của các hãng hàng không chiếm khoảng 30% và đượcdự đoán sẽ tăng lên 50% trong vòng 20 năm tới. SMFG cho biết lợi nhuận kinhdoanh trong hoạt động cho thuê máy bay của tập đoàn trong năm tài khoá này ướcđạt 1 tỷ yên. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của SMFG./.