Theo mạng tin Asia Sentinel (Hong Kong) ngày 17/8, những lo ngại về tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu dường như đã lắng dịu sau nửa đầu năm nay, khi giá lương thực đang dần giảm nhẹ so với đỉnh điểm và bức tranh toàn cảnh về nguồn cung đang trở nên tươi sáng hơn.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định rằng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề có thể tác động đến sự bất ổn của giá lương thực. Báo cáo theo dõi giá lương thực của WB công bố đầu tuần này cho biết giá các mặt hàng cụ thể như gạo, ngô và lúa mỳ có thể sẽ tiếp tục biến động.
Sau khi lên đỉnh điểm vào tháng 2/2011, chỉ số giá lương thực toàn cầu của WB giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Bảy năm nay đạt mức trung bình là 278,3 (giảm khoảng 5% so với đỉnh điểm).
Dù tình hình có phần cải thiện, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây gây bất ổn. Dự trữ lương thực toàn cầu vẫn ở mức thấp đáng báo động, trong khi giá các mặt hàng vẫn ở mức cao hơn 33% so với cùng kỳ năm 2010, khiến hàng triệu người nghèo rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc đói ăn. Giá trung bình của ngô, đường và lúa mì lần lượt tăng 84%, 62% và 55% so với một năm trước.
Theo các báo cáo khác về lương thực toàn cầu, những lo ngại về hạn hán và biến đổi khí hậu, vốn được coi là vấn đề rất nghiêm trọng trong năm trước, giờ đã giảm bớt, đặc biệt là đối với lúa mì. Thời tiết từ đầu năm tới này hầu như đều có lợi, hỗ trợ tích cực cho vụ mùa lúa mì toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc giá lúa mì sẽ tiếp tục đứng vững, ngoại trừ xảy ra thiên tai diện rộng.
Sau những đợt cháy rừng nặng nề hồi năm 2010, sản lượng lúa mì của Nga và Ukraine đã bắt đầu phục hồi, tới đầu tháng 7/2011, Nga đã nối lại hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.
Tính đến nay, Nga đã xuất khẩu 2 triệu tấn lúa mì, giảm giá cạnh tranh quyết liệt với châu Âu và Mỹ để giành lại những mối làm ăn đã mất trong giai đoạn phải đóng cửa thị trường xuất khẩu. Không giống năm ngoái, lượng mưa ở Nga đang ở mức vừa đủ, cộng thêm với các điều kiện thời tiết ấm áp đã khiến giới phân tích nâng mức dự báo về sản lượng lúa mì của nước này trong năm nay.
Mưa đều đặn ở miền Tây Australia cũng tác động tốt tới vụ mùa lúa mì tại "Xứ chuột túi." Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ cũng đang thảo luận về việc có nên mở cửa lại thị trường xuất khẩu lúa mì hay không, khi mà trữ lượng đã cao gấp ba lần mục tiêu đề ra và đang có nguy cơ bị hư hại.
Đặc biệt, theo các cơ quan khí tượng, nhiệt độ tại khu vực Thái Bình Dương vẫn đang trung hòa, điều này có nghĩa là khí hậu tại khu vực này sẽ tiếp tục ôn hòa trong tương lai gần, không có những hiện tượng El Nino hay La Nina, gây thiệt hại cho mùa màng.
Vụ mùa ngô ở Mỹ không được thuận lợi như vậy. Hạn hán đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực trồng ngô chủ chốt và khiến giá của loại nông sản này tăng 15,7% kể từ đầu tháng 7/2011. Cùng lúc đó, WB cho biết tỷ lệ dự trữ ngô để sử dụng hiện chỉ chiếm 13%, mức thấp nhất kể từ đầu thập niên 70. Theo WB, với tỷ lệ dự trữ thấp như vậy, chỉ một mức sụt giảm nhỏ trong sản lượng ngô cũng có thể tác động lớn đến giá cả mặt hàng này.
Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ ban ngày tăng không phải là nguy cơ lớn nhất hủy hoại các vụ mùa ngô trên toàn cầu, “thủ phạm” chính là nhiệt độ ban đêm tăng. Nếu nhiệt độ ban đêm vẫn cao hơn 18 độ C, ngô sẽ mất đường, khiến không đủ lượng đường cho tăng trưởng. Nhiệt độ lý tưởng cho ngô phát triển thường là 13-14 độ C vào ban đêm và 29 độ C vào ban ngày. Vấn đề tương tự cũng ảnh hưởng đến gạo. Nhiệt độ và mức cácbon điôxít tăng có thể làm giảm sản lượng gạo toàn cầu.
Theo Viện Nghiên cứu gạo quốc tế có trụ sở tại Philippines, nhiệt độ ban đêm tăng lên 1 độ C có thể làm sản lượng gạo giảm tới 10%. Ở một số quốc gia, giá gạo hiện vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, giá các loại hàng hóa khác cũng khiến giá lương thực, thực phẩm bị trói buộc nặng nề. Bất ổn của kinh tế toàn cầu, cũng với hỗn loạn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, khiến giá nhiên liệu tăng cao, theo đó cũng kéo giá lương thực, thực phẩm "leo thang."
Ngoài ra, tình trạng lạm phát cũng đang là vấn đề gây "nhức nhối" tại nhiều nước. Giá thực phẩm đang tăng mạnh tại Trung Quốc và tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam, nhưng cũng như Trung Quốc, mức tăng này chủ yếu là do những mặt hàng thực phẩm mang tính địa phương như thịt, cá và rau chứ không phải vì lúa gạo.
Các yếu tố thị trường quốc nội, cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô dường như đang đóng một vai trò chủ chốt trong lạm phát giá lương thực tại hai quốc gia này.
Tuy nhiên, lạm phát tại Việt Nam và Trung Quốc được mong đợi sẽ dịu xuống trong tương lai gần, khi nguồn cung được cải thiện và các chính sách tiền tệ thắt chặt được đưa ra để giải quyết các bất ổn kinh tế vĩ mô./.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định rằng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề có thể tác động đến sự bất ổn của giá lương thực. Báo cáo theo dõi giá lương thực của WB công bố đầu tuần này cho biết giá các mặt hàng cụ thể như gạo, ngô và lúa mỳ có thể sẽ tiếp tục biến động.
Sau khi lên đỉnh điểm vào tháng 2/2011, chỉ số giá lương thực toàn cầu của WB giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Bảy năm nay đạt mức trung bình là 278,3 (giảm khoảng 5% so với đỉnh điểm).
Dù tình hình có phần cải thiện, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây gây bất ổn. Dự trữ lương thực toàn cầu vẫn ở mức thấp đáng báo động, trong khi giá các mặt hàng vẫn ở mức cao hơn 33% so với cùng kỳ năm 2010, khiến hàng triệu người nghèo rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc đói ăn. Giá trung bình của ngô, đường và lúa mì lần lượt tăng 84%, 62% và 55% so với một năm trước.
Theo các báo cáo khác về lương thực toàn cầu, những lo ngại về hạn hán và biến đổi khí hậu, vốn được coi là vấn đề rất nghiêm trọng trong năm trước, giờ đã giảm bớt, đặc biệt là đối với lúa mì. Thời tiết từ đầu năm tới này hầu như đều có lợi, hỗ trợ tích cực cho vụ mùa lúa mì toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc giá lúa mì sẽ tiếp tục đứng vững, ngoại trừ xảy ra thiên tai diện rộng.
Sau những đợt cháy rừng nặng nề hồi năm 2010, sản lượng lúa mì của Nga và Ukraine đã bắt đầu phục hồi, tới đầu tháng 7/2011, Nga đã nối lại hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.
Tính đến nay, Nga đã xuất khẩu 2 triệu tấn lúa mì, giảm giá cạnh tranh quyết liệt với châu Âu và Mỹ để giành lại những mối làm ăn đã mất trong giai đoạn phải đóng cửa thị trường xuất khẩu. Không giống năm ngoái, lượng mưa ở Nga đang ở mức vừa đủ, cộng thêm với các điều kiện thời tiết ấm áp đã khiến giới phân tích nâng mức dự báo về sản lượng lúa mì của nước này trong năm nay.
Mưa đều đặn ở miền Tây Australia cũng tác động tốt tới vụ mùa lúa mì tại "Xứ chuột túi." Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ cũng đang thảo luận về việc có nên mở cửa lại thị trường xuất khẩu lúa mì hay không, khi mà trữ lượng đã cao gấp ba lần mục tiêu đề ra và đang có nguy cơ bị hư hại.
Đặc biệt, theo các cơ quan khí tượng, nhiệt độ tại khu vực Thái Bình Dương vẫn đang trung hòa, điều này có nghĩa là khí hậu tại khu vực này sẽ tiếp tục ôn hòa trong tương lai gần, không có những hiện tượng El Nino hay La Nina, gây thiệt hại cho mùa màng.
Vụ mùa ngô ở Mỹ không được thuận lợi như vậy. Hạn hán đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực trồng ngô chủ chốt và khiến giá của loại nông sản này tăng 15,7% kể từ đầu tháng 7/2011. Cùng lúc đó, WB cho biết tỷ lệ dự trữ ngô để sử dụng hiện chỉ chiếm 13%, mức thấp nhất kể từ đầu thập niên 70. Theo WB, với tỷ lệ dự trữ thấp như vậy, chỉ một mức sụt giảm nhỏ trong sản lượng ngô cũng có thể tác động lớn đến giá cả mặt hàng này.
Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ ban ngày tăng không phải là nguy cơ lớn nhất hủy hoại các vụ mùa ngô trên toàn cầu, “thủ phạm” chính là nhiệt độ ban đêm tăng. Nếu nhiệt độ ban đêm vẫn cao hơn 18 độ C, ngô sẽ mất đường, khiến không đủ lượng đường cho tăng trưởng. Nhiệt độ lý tưởng cho ngô phát triển thường là 13-14 độ C vào ban đêm và 29 độ C vào ban ngày. Vấn đề tương tự cũng ảnh hưởng đến gạo. Nhiệt độ và mức cácbon điôxít tăng có thể làm giảm sản lượng gạo toàn cầu.
Theo Viện Nghiên cứu gạo quốc tế có trụ sở tại Philippines, nhiệt độ ban đêm tăng lên 1 độ C có thể làm sản lượng gạo giảm tới 10%. Ở một số quốc gia, giá gạo hiện vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, giá các loại hàng hóa khác cũng khiến giá lương thực, thực phẩm bị trói buộc nặng nề. Bất ổn của kinh tế toàn cầu, cũng với hỗn loạn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, khiến giá nhiên liệu tăng cao, theo đó cũng kéo giá lương thực, thực phẩm "leo thang."
Ngoài ra, tình trạng lạm phát cũng đang là vấn đề gây "nhức nhối" tại nhiều nước. Giá thực phẩm đang tăng mạnh tại Trung Quốc và tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam, nhưng cũng như Trung Quốc, mức tăng này chủ yếu là do những mặt hàng thực phẩm mang tính địa phương như thịt, cá và rau chứ không phải vì lúa gạo.
Các yếu tố thị trường quốc nội, cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô dường như đang đóng một vai trò chủ chốt trong lạm phát giá lương thực tại hai quốc gia này.
Tuy nhiên, lạm phát tại Việt Nam và Trung Quốc được mong đợi sẽ dịu xuống trong tương lai gần, khi nguồn cung được cải thiện và các chính sách tiền tệ thắt chặt được đưa ra để giải quyết các bất ổn kinh tế vĩ mô./.
Trung Sơn (TTXVN/Vietnam+)