Trong khi “câu chuyện” muối chất lượng cao và muối ăn vẫn bị “lập lờ đánh lận” dẫn tới hệ lụy nhiều doanh nghiệp sản xuất hóa chất khốn đốn vì “đói” muối công nghiệp, còn diêm dân lại khốn đốn vì “bội thực” muối ăn thì cơ quan quản lý Nhà nước về sản xuất và chế biến muối là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như cơ quan cấp phép hạn ngạch nhập muối công nghiệp là Bộ Công Thương vẫn chưa thể đề xuất được giải pháp căn cơ cho cuộc “khủng hoảng” muối đã tồn tại nhiều năm.
Doanh nghiệp “dài cổ” chờ
Mặc dù đã hơn hai tháng trôi qua kể từ cuộc họp “khẩn cấp” do Bộ Công Thương chủ trì với các bên liên quan trong việc nhập khẩu muối công nghiệp nhưng đến nay, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất tiếp tục phải “dài cổ” chờ được giao nốt hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp đợt 2 để có nguyên liệu sản xuất.
Ông Đào Quang Tuyến, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hóa chất Việt Trì cho hay ngay cả khi được phân đủ hạn ngạch nhập khẩu 15.000 tấn muối công nghiệp, cộng thêm lượng muối công nghiệp mua được trong nước sản xuất, Tổng Công ty cũng chỉ sản xuất được 85% công suất. Tổng Công ty đang rất khó khăn bởi mới chỉ được nhập 7.500 tấn muối. Nếu tình hình “mắc mớ” này không được giải quyết sớm, sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty sang năm 2012 sẽ bị đình đốn vì chẳng có nguyên liệu “gối đầu.”
Tại buổi giao ban báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 13/9, lý giải về sự trì hoãn cấp nốt hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết, cho dù biết doanh nghiệp sản xuất hóa chất gặp khó khăn nhưng Bộ Công Thương vẫn phải tạm dừng giao nốt hạn ngạch đợt 2 ít nhất đến hết tháng Bẩy theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất tiêu thụ muối với giá cả hợp lý, góp phần giảm bớt khó khăn cho diêm dân.
Ông Hải cũng cho biết đầu tháng Tám vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức đoàn công tác về làm việc trực tiếp với 5 đơn vị sản xuất muối công nghiệp tại khu vực miền Trung (Công ty Cổ phần muối Thông Thuận, Công ty Cổ phần muối Cam Ranh, Công ty Cổ phần muối Ninh Thuận, Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long và Công ty muối Vĩnh Hảo) và các đơn vị có nhu cầu dùng muối công nghiệp phục vụ sản xuất hoá chất.
Căn cứ kết quả làm việc của đoàn công tác, ngày 15/ 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn khẳng định: "Các doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước có thể sản xuất muối đạt chất lượng theo yêu cầu của ngành hoá chất. Tuy nhiên, hiện nay đã vào cuối vụ sản xuất muối năm 2011 nên các doanh nghiệp muối công nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng của các doanh nghiệp sản xuất hoá chất và đã có kế hoạch sản xuất muối phục vụ các ngành khác.”
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất phân giao đợt 2 lượng hạn ngạch nhập khẩu muối còn lại của năm 2011 (50.000 tấn) cho các doanh nghiệp làm nguyên liệu sản xuất hoá chất.
Hiện tại, Bộ Công Thương đang cân nhắc để quyết định phân giao nốt đợt 2 hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp trên nguyên tắc phân giao đúng đối tượng là các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng muối cho sản xuất hóa chất, không cho phép trao đổi kinh doanh thương mại và sử dụng cho các mục đích khác, ông Hải khẳng định.
Cơ quan quản lý “thong thả”
Theo nhiều chuyên gia, những “lùm xùm” không đáng có trong điều hành và nhập khẩu muối công nghiệp hiện nay xuất phát từ chính việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa có một quy định chính thức để quản lý chất lượng muối nhập khẩu cũng như đánh giá cần thiết về chất lượng muối sản xuất trong nước.
Hiện tại, mặc dù tiêu chuẩn tạm thời để kiểm tra đánh giá chất lượng muối công nghiệp nhập khẩu và đánh giá chất lượng muối công nghiệp sản xuất được trong nước là Thông tư số 23/2010/TT-BCT ngày 25/10/2010 của Bộ Công Thương và Quy định 1871/QĐ-BN-CB ngày 5/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2010 nhưng chín tháng đã trôi qua, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể ban hành một quy định mới thay thế nhằm định hướng cụ thể cho diêm dân, cho doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước.
Sự “thong thả” này của cơ quan quản lý nhà nước đã gây khó cho cả diêm dân, doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước và cho cả doanh nghiệp sản xuất hóa chất.
Phó Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Lưu Hoàng Ngọc cho biết với chức năng quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương đang góp ý cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn kiểm tra về chất lượng muối nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ban hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, thời gian cụ thể lại phụ thuộc vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-cơ quan chủ trì soạn thảo ban hành.
Giải pháp căn cơ cho muối
Với hàng nghìn kilômét bờ biển chạy dọc đất nước, diêm dân Việt Nam có thể sống với nghề chỉ khi có sự hỗ trợ đầu tư thích đáng của Nhà nước - ông Ngọc chia sẻ.
Với thực tế suất đầu tư cho một Nhà máy sản xuất muối công nghiệp rất lớn trong khi lợi nhuận từ sản xuất muối không cao và thời gian khấu hao của máy móc lại rất ngắn nên cho đến nay, cả nước mới có một vài doanh nghiệp dám đầu tư sản xuất muối công nghiệp theo mô hình “muối kèm du lịch” kiểu như Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long.
Đến nay, lượng muối công nghiệp trong nước sản xuất ước khoảng 100.000 tấn/năm so với nhu cầu tiêu dùng 237.000 tấn muối công nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Vì vậy, “cân đối về mặt số lượng, năng lực sản xuất muối công nghiệp trong nước cũng chưa thể đủ đủ, còn chưa dám xét đến chất lượng và giá cả” - ông Ngọc cho hay.
Đồng quan điểm này, ông Đào Quang Tuyến cho biết Tổng Công ty Hóa chất Việt Trì đang phải chi thêm 500 nghìn đồng/tấn để xử lý tạp chất trong muối công nghiệp do các cơ sở sản xuất trong nước làm ra trước khi đưa vào sản xuất hóa chất. Như vậy, mỗi năm Tổng Công ty sẽ phải chi thêm khoảng 15 tỷ đồng chi phí xử lý tạp chất bởi nhu cầu nguyên liệu của Tổng Công ty là 30 nghìn tấn muối công nghiệp/năm.
Thêm vào đó, với đặc thù địa lý nhiều bão lũ “dồn” vào “rốn” muối Miền Trung, doanh nghiệp sản xuất hóa chất như Việt Trì sẽ không tìm đâu đủ nguyên liệu cho sản xuất khi diêm dân mất mùa như các năm 2000 và 2008 - ông Tuyến khẳng định.
Vì vậy, theo các chuyên gia, trước mắt, khi các doanh nghiệp trong nước chưa thể đủ sức tự đầu tư các cơ sở sản xuất muối công nghiệp tập trung, việc nhập khẩu muối công nghiệp vẫn cần duy trì để giúp doanh nghiệp sản xuất hóa chất trong nước đứng vững.
Ở góc độ kinh tế, để sản xuất 1 tấn xút cần tới 2 tấn muối chất lượng cao 100% trong khi giá 1 tấn xút nhập khẩu lên tới 550 USD/tấn (khoảng 11 triệu đồng/tấn) và giá 1 tấn muối chất lượng cao nhập khẩu chỉ là 1,1 triệu đồng. Vì vậy, việc nhập khẩu muối công nghiệp để sản xuất ra xút-loại hóa chất cơ bản phục vụ rất nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ giúp Việt Nam chủ động nguyên liệu và tiết kiệm ngoại tệ từ việc nhập khẩu xút bởi nhu cầu xút cho sản xuất công nghiệp lên tới 200.000 tấn/năm trong khi tổng công suất trong nước chỉ đạt 130.000 tấn/năm, thiếu 70.000 tấn so với nhu cầu.
Về lâu về dài, giải pháp căn cơ vẫn là Nhà nước sớm có các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để doanh nghiệp Việt mạnh dạn bỏ vốn đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất muối công nghiệp trong nước nhằm nâng giá trị cho muối ăn của diêm dân Việt Nam từ mức dưới 1.000 đồng/kg hiện nay lên mức 11.000 đồng/kg như muối chát lượng cao của Ấn Độ, Pakistan./.
Doanh nghiệp “dài cổ” chờ
Mặc dù đã hơn hai tháng trôi qua kể từ cuộc họp “khẩn cấp” do Bộ Công Thương chủ trì với các bên liên quan trong việc nhập khẩu muối công nghiệp nhưng đến nay, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất tiếp tục phải “dài cổ” chờ được giao nốt hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp đợt 2 để có nguyên liệu sản xuất.
Ông Đào Quang Tuyến, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hóa chất Việt Trì cho hay ngay cả khi được phân đủ hạn ngạch nhập khẩu 15.000 tấn muối công nghiệp, cộng thêm lượng muối công nghiệp mua được trong nước sản xuất, Tổng Công ty cũng chỉ sản xuất được 85% công suất. Tổng Công ty đang rất khó khăn bởi mới chỉ được nhập 7.500 tấn muối. Nếu tình hình “mắc mớ” này không được giải quyết sớm, sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty sang năm 2012 sẽ bị đình đốn vì chẳng có nguyên liệu “gối đầu.”
Tại buổi giao ban báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 13/9, lý giải về sự trì hoãn cấp nốt hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết, cho dù biết doanh nghiệp sản xuất hóa chất gặp khó khăn nhưng Bộ Công Thương vẫn phải tạm dừng giao nốt hạn ngạch đợt 2 ít nhất đến hết tháng Bẩy theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất tiêu thụ muối với giá cả hợp lý, góp phần giảm bớt khó khăn cho diêm dân.
Ông Hải cũng cho biết đầu tháng Tám vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức đoàn công tác về làm việc trực tiếp với 5 đơn vị sản xuất muối công nghiệp tại khu vực miền Trung (Công ty Cổ phần muối Thông Thuận, Công ty Cổ phần muối Cam Ranh, Công ty Cổ phần muối Ninh Thuận, Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long và Công ty muối Vĩnh Hảo) và các đơn vị có nhu cầu dùng muối công nghiệp phục vụ sản xuất hoá chất.
Căn cứ kết quả làm việc của đoàn công tác, ngày 15/ 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn khẳng định: "Các doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước có thể sản xuất muối đạt chất lượng theo yêu cầu của ngành hoá chất. Tuy nhiên, hiện nay đã vào cuối vụ sản xuất muối năm 2011 nên các doanh nghiệp muối công nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng của các doanh nghiệp sản xuất hoá chất và đã có kế hoạch sản xuất muối phục vụ các ngành khác.”
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất phân giao đợt 2 lượng hạn ngạch nhập khẩu muối còn lại của năm 2011 (50.000 tấn) cho các doanh nghiệp làm nguyên liệu sản xuất hoá chất.
Hiện tại, Bộ Công Thương đang cân nhắc để quyết định phân giao nốt đợt 2 hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp trên nguyên tắc phân giao đúng đối tượng là các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng muối cho sản xuất hóa chất, không cho phép trao đổi kinh doanh thương mại và sử dụng cho các mục đích khác, ông Hải khẳng định.
Cơ quan quản lý “thong thả”
Theo nhiều chuyên gia, những “lùm xùm” không đáng có trong điều hành và nhập khẩu muối công nghiệp hiện nay xuất phát từ chính việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa có một quy định chính thức để quản lý chất lượng muối nhập khẩu cũng như đánh giá cần thiết về chất lượng muối sản xuất trong nước.
Hiện tại, mặc dù tiêu chuẩn tạm thời để kiểm tra đánh giá chất lượng muối công nghiệp nhập khẩu và đánh giá chất lượng muối công nghiệp sản xuất được trong nước là Thông tư số 23/2010/TT-BCT ngày 25/10/2010 của Bộ Công Thương và Quy định 1871/QĐ-BN-CB ngày 5/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2010 nhưng chín tháng đã trôi qua, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể ban hành một quy định mới thay thế nhằm định hướng cụ thể cho diêm dân, cho doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước.
Sự “thong thả” này của cơ quan quản lý nhà nước đã gây khó cho cả diêm dân, doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước và cho cả doanh nghiệp sản xuất hóa chất.
Phó Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Lưu Hoàng Ngọc cho biết với chức năng quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương đang góp ý cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn kiểm tra về chất lượng muối nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ban hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, thời gian cụ thể lại phụ thuộc vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-cơ quan chủ trì soạn thảo ban hành.
Giải pháp căn cơ cho muối
Với hàng nghìn kilômét bờ biển chạy dọc đất nước, diêm dân Việt Nam có thể sống với nghề chỉ khi có sự hỗ trợ đầu tư thích đáng của Nhà nước - ông Ngọc chia sẻ.
Với thực tế suất đầu tư cho một Nhà máy sản xuất muối công nghiệp rất lớn trong khi lợi nhuận từ sản xuất muối không cao và thời gian khấu hao của máy móc lại rất ngắn nên cho đến nay, cả nước mới có một vài doanh nghiệp dám đầu tư sản xuất muối công nghiệp theo mô hình “muối kèm du lịch” kiểu như Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long.
Đến nay, lượng muối công nghiệp trong nước sản xuất ước khoảng 100.000 tấn/năm so với nhu cầu tiêu dùng 237.000 tấn muối công nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Vì vậy, “cân đối về mặt số lượng, năng lực sản xuất muối công nghiệp trong nước cũng chưa thể đủ đủ, còn chưa dám xét đến chất lượng và giá cả” - ông Ngọc cho hay.
Đồng quan điểm này, ông Đào Quang Tuyến cho biết Tổng Công ty Hóa chất Việt Trì đang phải chi thêm 500 nghìn đồng/tấn để xử lý tạp chất trong muối công nghiệp do các cơ sở sản xuất trong nước làm ra trước khi đưa vào sản xuất hóa chất. Như vậy, mỗi năm Tổng Công ty sẽ phải chi thêm khoảng 15 tỷ đồng chi phí xử lý tạp chất bởi nhu cầu nguyên liệu của Tổng Công ty là 30 nghìn tấn muối công nghiệp/năm.
Thêm vào đó, với đặc thù địa lý nhiều bão lũ “dồn” vào “rốn” muối Miền Trung, doanh nghiệp sản xuất hóa chất như Việt Trì sẽ không tìm đâu đủ nguyên liệu cho sản xuất khi diêm dân mất mùa như các năm 2000 và 2008 - ông Tuyến khẳng định.
Vì vậy, theo các chuyên gia, trước mắt, khi các doanh nghiệp trong nước chưa thể đủ sức tự đầu tư các cơ sở sản xuất muối công nghiệp tập trung, việc nhập khẩu muối công nghiệp vẫn cần duy trì để giúp doanh nghiệp sản xuất hóa chất trong nước đứng vững.
Ở góc độ kinh tế, để sản xuất 1 tấn xút cần tới 2 tấn muối chất lượng cao 100% trong khi giá 1 tấn xút nhập khẩu lên tới 550 USD/tấn (khoảng 11 triệu đồng/tấn) và giá 1 tấn muối chất lượng cao nhập khẩu chỉ là 1,1 triệu đồng. Vì vậy, việc nhập khẩu muối công nghiệp để sản xuất ra xút-loại hóa chất cơ bản phục vụ rất nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ giúp Việt Nam chủ động nguyên liệu và tiết kiệm ngoại tệ từ việc nhập khẩu xút bởi nhu cầu xút cho sản xuất công nghiệp lên tới 200.000 tấn/năm trong khi tổng công suất trong nước chỉ đạt 130.000 tấn/năm, thiếu 70.000 tấn so với nhu cầu.
Về lâu về dài, giải pháp căn cơ vẫn là Nhà nước sớm có các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để doanh nghiệp Việt mạnh dạn bỏ vốn đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất muối công nghiệp trong nước nhằm nâng giá trị cho muối ăn của diêm dân Việt Nam từ mức dưới 1.000 đồng/kg hiện nay lên mức 11.000 đồng/kg như muối chát lượng cao của Ấn Độ, Pakistan./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)