Nghệ An là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Cứ vào mùa lễ hội đầu năm và cuối năm âm lịch, nguồn công đức ở các di tích trên địa bàn tỉnh luôn chiếm tỷ lệ cao.
Bởi vậy, Nghệ An cũng là tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.
Việc làm này nhằm khai thác quản lý và sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng vào nề nếp, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, qua đó tạo lòng tin cho người công đức.
Quyết định là vậy, thế nhưng trên thực tế một số di tích đã sử dụng tiền công đức không đúng với mục đích của nó.
Bài 1: Công đức... “khoán”
Công đức được xã “khoán trắng” mỗi năm là 600 triệu đồng, thực tế này đang diễn ra tại di tích đền ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Từ xưa, đức thánh minh (tức ông Hoàng Mười) đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân xứ Nghệ.
Hơn nữa, đền ông Hoàng Mười lại nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, gắn với khu du lịch lâm viên Núi Quyết nên thu hút đông đảo du khách tìm về thắp hương và vãn cảnh đền. Cũng vì thế mà nguồn công đức hàng năm ở di tích này là không hề nhỏ.
Theo Ban Quản lý di tích đền Hoàng Mười, riêng năm 2011 di tích này tiếp nhận nguồn công đức bằng tiền mặt là 1,7 tỷ đồng và tiếp nhận bằng hiện vật công trình là 600 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Thủy - Trưởng phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên lại cho rằng số lượng nguồn công đức bằng tiền mặt như trên là chưa đúng.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp viết phiếu công đức nhưng họ lại không bỏ tiền vào hòm công đức mà đưa trực tiếp cho người viết phiếu. Cũng có những trường hợp đưa tiền trực tiếp cho người trong Ban quản lý đền để cung tiến cây cảnh hay tượng pháp và đồ tế khí trong đền mà không cần ghi sổ sách.
“Thường những người này là đại gia, đóng góp từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng nhưng số tiền này vẫn nằm ngoài công đức, chúng tôi không quản lý được. Trước đây, huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Thịnh cũng quản lý nguồn công đức bằng cách mở hòm công đức và số phiếu công đức được phát ra song nguồn thu không được bao nhiêu. Trong khi đó, huyện lại không có cán bộ biên chế để cắm chốt tại đền để giám sát, quản lý. Bởi thế, chúng tôi mới nghĩ ra cách 'khoán' công đức cho đền Hoàng Mười,” ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng giải thích rằng, việc “khoán” công đức này sẽ mang lại hai “lợi ích,” đó là số tiền nằm ngoài nguồn công đức đó sẽ không vào được túi của cá nhân như trước mà trái lại sẽ kích thích những người trong Ban quản lý đền tiếp đón du khách niềm nở hơn, nhiệt tình hơn để thu hút du khách đến với đền.
Minh chứng cho sự thành công của việc “khoán” này là từ khi thực hiện “khoán” công đức đến nay thì số tiền vượt khoán của đền Hoàng Mười vẫn còn dư khá nhiều.
Năm 2012, huyện, xã tiếp tục thực hiện “khoán” công đức cho đền Hoàng Mười là 900 triệu đồng. “Khi đưa ra mức khoán này không thấy sự phản hồi từ Ban quản lý đền Hoàng Mười. Chứng tỏ, với mức khoán này đền vẫn chấp nhận được. Chúng tôi sẽ thực hiện giải pháp này trong năm nay, còn sang năm chúng tôi sẽ thực hiện giải pháp khác khả thi hơn,” ông Thủy cho biết.
Cách quản lý nguồn công đức đã khó, cách sử dụng nguồn công đức đó cho đúng mục đích lại khó hơn nhiều lần.
Trong Quyết định 195/QĐ.UBND.VX Ban hành Quy định tiếp nhận, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Nghệ An thì trích 65% nguồn công đức bằng tiền mặt, 100% hiện vật, sức lao động để tu sửa, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và cấp có thẩm quyền quyết định (gửi vào kho bạc); trích 35% nguồn công đức bằng tiền mặt cho lễ nghi, khánh tiết, điện nước, tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức lễ hội, tiền lương đội ngũ bảo vệ, quản lý di tích.
Quy định khá rõ ràng, thế nhưng ở một số di tích, nguồn công đức đã bị biến thành công cụ phục vụ cho mục đích khác. Đơn cử ở đền Cờn thì nguồn thu công đức trở thành một khoản thu cho ngân sách xã Quỳnh Phương. Năm 2011, xã được huyện giao chỉ tiêu thu từ 35% nguồn công đức của đền là 1,1 tỷ đồng.
“Vì không có văn bản hướng dẫn thu-chi rõ ràng, còn nếu tự xã thu-chi thì sai phạm, thế nên được cán bộ tài chính huyện hướng dẫn là nộp vào ngân sách xã,” Chủ tịch xã Quỳnh Phương giải thích.
Riêng năm 2012, huyện Quỳnh Lưu giao chỉ tiêu thu ngân sách xã cho Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Phương (bao gồm cả 35% trích từ nguồn công đức của đền Cờn) là 1,6 tỷ đồng.
Bất bình về chỉ tiêu được giao quá cao này, ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch xã Quỳnh Phương đề nghị Sở Tài chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải hướng dẫn cụ thể cách thu-chi trong 35% trích từ nguồn công đức. Đồng thời kiến nghị huyện Quỳnh Lưu không nên đưa thu phí và lệ phí hàng năm giao cho xã như hiện nay. “Với cách giao khoán này chẳng khác nào đẩy xã vào thế bí,” ông Châu trình bày thêm.
Năm 2011, đền Cờn tiếp nhận công đức bằng tiền mặt là 4,4 tỷ đồng, tiếp nhận bằng công trình là 320 triệu đồng.
Điều đáng nói, tổng số nguồn công đức bằng tiền mặt này chính quyền địa phương, Ban quản lý đền không giành trọn 65% (như QĐ 195) để gửi vào kho bạc nhằm phục vụ cho công tác tôn tạo, tu sửa khi cần thiết mà đã sử dụng một phần trong 65% này để phục vụ an sinh xã hội như xây dựng trường học, làm đường cho người dân địa phương.
Tiền công đức ở di tích này chi cho lễ nghi, lễ hội quá lớn (40%), trong khi đó tu sửa chỉ chi 20% mà đền Cờn lại đang rất cần phục hồi các công trình như hạ điện, trung điện.
Khảo sát thêm ở một số di tích, số tiền mặt thu được từ nguồn công đức đã được xã và tổ bảo vệ chi tiêu trực tiếp không qua sự quản lý của tài chính như luật ngân sách quy định gọi là tự chi. Hay ở một số di tích khác, do không có nguồn kinh phí từ trên để tổ chức lễ hội nên số tiền chi cho việc ăn uống, tiếp khách trong dịp lễ hội đều được trích từ nguồn công đức.
Muôn vẻ cách quản lý và sử dụng nguồn công đức, nhưng với công đức... “khoán” như cách làm của xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên và xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu đã làm sai lệch bản chất tâm linh, linh thiêng nơi đền, chùa.
Ông Phan Văn Hùng, Phó Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An cho rằng: “Làm sao biết được năm nay đền thu được bao nhiêu mà lại khoán? Vì bị khoán nên các di tích buộc phải nghĩ ra nhiều trò thương mại hóa để cho đủ khoán, và khi đủ khoán rồi thì làm sao để tiếp tục vượt khoán? Cứ như thế sai phạm nối tiếp sai phạm làm cho nguồn công đức bị biến tướng đi, lòng tin của người công đức cũng bị giảm sút”./.
Bởi vậy, Nghệ An cũng là tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.
Việc làm này nhằm khai thác quản lý và sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng vào nề nếp, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, qua đó tạo lòng tin cho người công đức.
Quyết định là vậy, thế nhưng trên thực tế một số di tích đã sử dụng tiền công đức không đúng với mục đích của nó.
Bài 1: Công đức... “khoán”
Công đức được xã “khoán trắng” mỗi năm là 600 triệu đồng, thực tế này đang diễn ra tại di tích đền ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Từ xưa, đức thánh minh (tức ông Hoàng Mười) đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân xứ Nghệ.
Hơn nữa, đền ông Hoàng Mười lại nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, gắn với khu du lịch lâm viên Núi Quyết nên thu hút đông đảo du khách tìm về thắp hương và vãn cảnh đền. Cũng vì thế mà nguồn công đức hàng năm ở di tích này là không hề nhỏ.
Theo Ban Quản lý di tích đền Hoàng Mười, riêng năm 2011 di tích này tiếp nhận nguồn công đức bằng tiền mặt là 1,7 tỷ đồng và tiếp nhận bằng hiện vật công trình là 600 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Thủy - Trưởng phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên lại cho rằng số lượng nguồn công đức bằng tiền mặt như trên là chưa đúng.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp viết phiếu công đức nhưng họ lại không bỏ tiền vào hòm công đức mà đưa trực tiếp cho người viết phiếu. Cũng có những trường hợp đưa tiền trực tiếp cho người trong Ban quản lý đền để cung tiến cây cảnh hay tượng pháp và đồ tế khí trong đền mà không cần ghi sổ sách.
“Thường những người này là đại gia, đóng góp từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng nhưng số tiền này vẫn nằm ngoài công đức, chúng tôi không quản lý được. Trước đây, huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Thịnh cũng quản lý nguồn công đức bằng cách mở hòm công đức và số phiếu công đức được phát ra song nguồn thu không được bao nhiêu. Trong khi đó, huyện lại không có cán bộ biên chế để cắm chốt tại đền để giám sát, quản lý. Bởi thế, chúng tôi mới nghĩ ra cách 'khoán' công đức cho đền Hoàng Mười,” ông Thủy nói.
Ông Thủy cũng giải thích rằng, việc “khoán” công đức này sẽ mang lại hai “lợi ích,” đó là số tiền nằm ngoài nguồn công đức đó sẽ không vào được túi của cá nhân như trước mà trái lại sẽ kích thích những người trong Ban quản lý đền tiếp đón du khách niềm nở hơn, nhiệt tình hơn để thu hút du khách đến với đền.
Minh chứng cho sự thành công của việc “khoán” này là từ khi thực hiện “khoán” công đức đến nay thì số tiền vượt khoán của đền Hoàng Mười vẫn còn dư khá nhiều.
Năm 2012, huyện, xã tiếp tục thực hiện “khoán” công đức cho đền Hoàng Mười là 900 triệu đồng. “Khi đưa ra mức khoán này không thấy sự phản hồi từ Ban quản lý đền Hoàng Mười. Chứng tỏ, với mức khoán này đền vẫn chấp nhận được. Chúng tôi sẽ thực hiện giải pháp này trong năm nay, còn sang năm chúng tôi sẽ thực hiện giải pháp khác khả thi hơn,” ông Thủy cho biết.
Cách quản lý nguồn công đức đã khó, cách sử dụng nguồn công đức đó cho đúng mục đích lại khó hơn nhiều lần.
Trong Quyết định 195/QĐ.UBND.VX Ban hành Quy định tiếp nhận, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Nghệ An thì trích 65% nguồn công đức bằng tiền mặt, 100% hiện vật, sức lao động để tu sửa, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và cấp có thẩm quyền quyết định (gửi vào kho bạc); trích 35% nguồn công đức bằng tiền mặt cho lễ nghi, khánh tiết, điện nước, tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức lễ hội, tiền lương đội ngũ bảo vệ, quản lý di tích.
Quy định khá rõ ràng, thế nhưng ở một số di tích, nguồn công đức đã bị biến thành công cụ phục vụ cho mục đích khác. Đơn cử ở đền Cờn thì nguồn thu công đức trở thành một khoản thu cho ngân sách xã Quỳnh Phương. Năm 2011, xã được huyện giao chỉ tiêu thu từ 35% nguồn công đức của đền là 1,1 tỷ đồng.
“Vì không có văn bản hướng dẫn thu-chi rõ ràng, còn nếu tự xã thu-chi thì sai phạm, thế nên được cán bộ tài chính huyện hướng dẫn là nộp vào ngân sách xã,” Chủ tịch xã Quỳnh Phương giải thích.
Riêng năm 2012, huyện Quỳnh Lưu giao chỉ tiêu thu ngân sách xã cho Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Phương (bao gồm cả 35% trích từ nguồn công đức của đền Cờn) là 1,6 tỷ đồng.
Bất bình về chỉ tiêu được giao quá cao này, ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch xã Quỳnh Phương đề nghị Sở Tài chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải hướng dẫn cụ thể cách thu-chi trong 35% trích từ nguồn công đức. Đồng thời kiến nghị huyện Quỳnh Lưu không nên đưa thu phí và lệ phí hàng năm giao cho xã như hiện nay. “Với cách giao khoán này chẳng khác nào đẩy xã vào thế bí,” ông Châu trình bày thêm.
Năm 2011, đền Cờn tiếp nhận công đức bằng tiền mặt là 4,4 tỷ đồng, tiếp nhận bằng công trình là 320 triệu đồng.
Điều đáng nói, tổng số nguồn công đức bằng tiền mặt này chính quyền địa phương, Ban quản lý đền không giành trọn 65% (như QĐ 195) để gửi vào kho bạc nhằm phục vụ cho công tác tôn tạo, tu sửa khi cần thiết mà đã sử dụng một phần trong 65% này để phục vụ an sinh xã hội như xây dựng trường học, làm đường cho người dân địa phương.
Tiền công đức ở di tích này chi cho lễ nghi, lễ hội quá lớn (40%), trong khi đó tu sửa chỉ chi 20% mà đền Cờn lại đang rất cần phục hồi các công trình như hạ điện, trung điện.
Khảo sát thêm ở một số di tích, số tiền mặt thu được từ nguồn công đức đã được xã và tổ bảo vệ chi tiêu trực tiếp không qua sự quản lý của tài chính như luật ngân sách quy định gọi là tự chi. Hay ở một số di tích khác, do không có nguồn kinh phí từ trên để tổ chức lễ hội nên số tiền chi cho việc ăn uống, tiếp khách trong dịp lễ hội đều được trích từ nguồn công đức.
Muôn vẻ cách quản lý và sử dụng nguồn công đức, nhưng với công đức... “khoán” như cách làm của xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên và xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu đã làm sai lệch bản chất tâm linh, linh thiêng nơi đền, chùa.
Ông Phan Văn Hùng, Phó Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An cho rằng: “Làm sao biết được năm nay đền thu được bao nhiêu mà lại khoán? Vì bị khoán nên các di tích buộc phải nghĩ ra nhiều trò thương mại hóa để cho đủ khoán, và khi đủ khoán rồi thì làm sao để tiếp tục vượt khoán? Cứ như thế sai phạm nối tiếp sai phạm làm cho nguồn công đức bị biến tướng đi, lòng tin của người công đức cũng bị giảm sút”./.
Bích Huệ (TTXVN)