Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, đến nay, lũlụt tồi tệ kéo dài hơn một tuần qua tại Trung Mỹ đã làm ít nhất 83 ngườithiệt mạng, hơn 250.000 người bị ảnh hưởng, hàng nghìn ngôi nhà và hệthống cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy...
Giới chức các nước cảnh báotrong những ngày tới, số thương vong và thiệt hại sẽ còn tăng lên domưa lớn tiếp diễn gây lở đất trên diện rộng, đặc biệt tại những vùng hẻolánh bị chia cắt trong nước lũ, cũng như các vấn đề về dịch bệnh.
Tại El Salvador - quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất trong khu vựcvới 32 người chết và 6 người mất tích, Tổng thống Mauricio Funes đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồngthời kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để cứu trợ cho người dânnhững vùng bị ảnh hưởng. Lũ lụt cũng buộc 257 trường học phải đóng cửa,hàng chục cây cầu bị sập, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, thiệt hại vật chấtước tính lên tới hàng chục triệu USD. Lượng mưa đo được ở nước này cólúc lên mức kỷ lục 1,2 mét.
Trong khi đó, tại Guatemala, ítnhất 31 người thiệt mạng và 59.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.Tổng thống Alvaro Colom đã đề nghị Quốc hội thông qua góicứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả trước mắt tại các vùng bị thiệthại nhiều nhất.
Tại Honduras có 13 người thiệt mạng, hơn10.000 người phải đi sơ tán và nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngậpnước. Tổng thống nước này, Porfirio Lobo cũng đã phải banbố tình trạng khẩn cấp ở miền Nam do diễn biến xấu của thời tiết.
Các chuyên gia cảnh báo với tình hình mưa bão hiện nay, nếu cácnước trong khu vực không có kế hoạch hành động khẩn cấp, thiệt hại củabão lũ sẽ còn lớn hơn nữa, tương tự tình trạng tồi tệ đã xảy ra vào cácnăm 1998 và 2005 khi các nước này bị siêu bão Stan và Mitch tấn công,cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người.
Theo giới khoa học,Trung Mỹ là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của hiệntượng biến đổi khí hậu. Trong vòng 40 năm qua, thiên tai đã làm 50.000người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm triệu USD./.