Ngân hàng Standard Chartered của Anh cảnh báo các luồng “tín dụng nóng” đang tiếp tục đổ vào các nền kinh tế mới nổi ở châu Á có thể gây ra bong bóng bất động sản và tài chính, giống như những gì đã xảy ra trước cuộc khủng hoảng vừa qua.
Trong một báo cáo công bố ngày 26/4, các nhà kinh tế của Standard Chartered cho biết luồng tín dụng trong khu vực tư nhân chảy vào các nền kinh tế mới nổi tăng từ 107 tỷ USD năm 2008 lên 283 tỷ USD năm 2009. Chúng bao gồm các khoản cho vay của ngân hàng, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và “tín dụng nóng.”
“Tín dụng nóng” là các khoản đầu tư tài chính chủ yếu với mục đích hưởng tỷ lệ lãi suất cao và do vậy có thể bị rút khỏi thị trường bất cứ lúc nào.
Năm 2007, luồng "tín dụng nóng" đổ vào các thị trường mới nổi từng tăng vọt trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhà kinh tế trưởng Gerard Lyons của Standard Chartered cho rằng “sự dư thừa về tín dụng có tiềm năng gây ra các vấn đề mới về kinh tế và tài chính tại các nền kinh tế đang nổi.”
Để ngăn chặn bong bóng thị trường, các nước cần áp dụng nhiều biện pháp tức thời, bao gồm hạn chế tăng trưởng tín dụng, giới hạn cho vay trên thị trường bất động sản và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn.
Không giống các thị trường tài chính phương Tây, luồng tài chính đổ vào các nước ở châu Á và Mỹ Latinh thường ăn theo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực này. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn của nhiều nước còn rất hạn chế.
Theo ông Lyons, khi luồng tiền chảy vào, ít nơi có thể chứa, vì vậy chúng thường tìm đến thị trường chứng khoán hoặc bất động sản, qua đó làm tăng sức ép lạm phát.
Để đối phó, nhiều nền kinh tế đã tìm cách tăng dự trữ ngoại tệ nhằm huy động trong trường hợp xảy ra rút vốn ồ ạt.
Standard Chartered cũng cho rằng các nước cần áp dụng các biện pháp đối phó trực tiếp, kể cả thắt chặt kiểm soát đối với các luồng “tín dụng nóng,” mặc dù việc này không được giới đầu tư ưa thích, thậm chí một số còn cho rằng đây là các biện pháp bóp méo thị trường./.
Trong một báo cáo công bố ngày 26/4, các nhà kinh tế của Standard Chartered cho biết luồng tín dụng trong khu vực tư nhân chảy vào các nền kinh tế mới nổi tăng từ 107 tỷ USD năm 2008 lên 283 tỷ USD năm 2009. Chúng bao gồm các khoản cho vay của ngân hàng, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và “tín dụng nóng.”
“Tín dụng nóng” là các khoản đầu tư tài chính chủ yếu với mục đích hưởng tỷ lệ lãi suất cao và do vậy có thể bị rút khỏi thị trường bất cứ lúc nào.
Năm 2007, luồng "tín dụng nóng" đổ vào các thị trường mới nổi từng tăng vọt trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhà kinh tế trưởng Gerard Lyons của Standard Chartered cho rằng “sự dư thừa về tín dụng có tiềm năng gây ra các vấn đề mới về kinh tế và tài chính tại các nền kinh tế đang nổi.”
Để ngăn chặn bong bóng thị trường, các nước cần áp dụng nhiều biện pháp tức thời, bao gồm hạn chế tăng trưởng tín dụng, giới hạn cho vay trên thị trường bất động sản và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn.
Không giống các thị trường tài chính phương Tây, luồng tài chính đổ vào các nước ở châu Á và Mỹ Latinh thường ăn theo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực này. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn của nhiều nước còn rất hạn chế.
Theo ông Lyons, khi luồng tiền chảy vào, ít nơi có thể chứa, vì vậy chúng thường tìm đến thị trường chứng khoán hoặc bất động sản, qua đó làm tăng sức ép lạm phát.
Để đối phó, nhiều nền kinh tế đã tìm cách tăng dự trữ ngoại tệ nhằm huy động trong trường hợp xảy ra rút vốn ồ ạt.
Standard Chartered cũng cho rằng các nước cần áp dụng các biện pháp đối phó trực tiếp, kể cả thắt chặt kiểm soát đối với các luồng “tín dụng nóng,” mặc dù việc này không được giới đầu tư ưa thích, thậm chí một số còn cho rằng đây là các biện pháp bóp méo thị trường./.
(TTXVN/Vietnam+)