Nhiều năm gần đây, nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã ở giữa nhiều "sóng gió" của thị trường và chịu nhiều thử thách trước nguy cơ lãng phai. Giữ bản sắc văn hóa Việt trong hội nhập là vấn đề quan trọng được đặt ra ngày càng cấp bách. Thế nên việc cần có một đề án lớn để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn vốn dễ thất truyền là việc cần làm ngay và làm dài hơi. Đây cũng chính là tham vọng của Đề án “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến năm 2020" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chắp bút. Những tồn tại và bất cập Theo ông Vương Duy Biên-Cục trưởng Cục nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghệ thuật biểu diễn truyền thống là một hình thức quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan. Hình thức nghệ thuật này còn mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thể hệ này sang thế hệ khác. Như lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã chỉ ra trong đề án: “Giống như các hình thức của di sản văn hóa phi vật thể, sự mai một, thậm chí hủy hoại của nghệ thuật biểu diễn truyền thống dễ xảy ra, bởi nghệ thuật biểu diễn truyền thống được lưu giữ trong ký ức của con người nên có số phận lịch sử mong manh.” Từ đó, thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang đặt ra nhiều vấn đề cần khẩn trương giải quyết như mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy; vấn đề khai thác tiềm năng kinh tế của nghệ thuật biểu diễn truyền thống để phục vụ phát triển du lịch bền vững, vấn đề ghi chép, lưu trữ chân dung các nghệ nhân cao tuổi... Về những hạn chế, ông Vương Duy Biên-một chuyên gia trong lĩnh vực này, cho biết: “Đội ngũ tác giả sáng tác kịch bản Tuồng, Chèo và Cải lương từ xưa vốn đã hiếm hoi, nay lại càng hiếm vì phần lớn các cụ đã qua đời hoặc tuổi cao, đội ngũ đạo diễn, đội ngũ diễn viên cũng gặp khó khăn như vậy. Các nghệ sĩ, nghệ nhân tài năng hiện còn sống tuổi đã cao đều cỡ 70- 80 tuổi.” Các nhà quản lý văn hóa đều nhận thấy hầu hết các đơn vị nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp đang bế tắc về phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Việc bảo tồn chủ yếu thực hiện bằng các hình thức: lưu giữ bằng băng đĩa, tác phẩm tại đơn vị, ít được quảng bá... Chính vì vậy, chưa phát huy được chức năng giáo dục nhận thức của người dân về bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Thực chất, về công tác đào tạo diễn viên, đạo diễn nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang có nhiều bất cập, bất hợp lý. Nội dung giáo trình giảng dạy chưa được bổ sung tư liệu khai thác từ các nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. “Ngoài ra, do đặc thù đòi hỏi cao về năng khiếu, nên số lượng người dự thi vào học các ngành nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các trường văn hóa nghệ thuật không nhiều,” ông Biên cho hay.
Đề án mang tính chiến lược Những đòi hỏi từ thực tế và yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên môn có tầm nhìn văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến năm 2020". Đây chính là một đề án lớn, mang tính chiến lược và có ảnh hưởng quyết định đến sự nghiệp phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của nước nhà. Đề án nêu bật: “Trong cơ chế thị trường, nhiều đơn vị nghệ thuật đã khắc phục khó khăn, trụ vững để tồn tại. Các đơn vị nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Ca Múa Nhạc dân tộc đã có những tác phẩm tốt, những chương trình, vở diễn hấp dẫn. Nhiều đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động để đến với khán giả, đặc biệt là khán giả vùng sâu, vùng xa, số lượng buổi diễn ngày càng tăng.” Trong nội dung đề án còn đưa ra đánh giá nghệ thuật biểu diễn truyền thống không chuyên nghiệp như tại một số địa phương đã duy trì và thành lập thêm những nhóm, câu lạc bộ biểu diễn và truyền dạy nghệ thuật truyền thống hoạt động tích cực và hiệu quả. Đó là các câu lạc bộ Quan họ Bắc Ninh ở Bắc Ninh và Bắc Giang, các câu lạc bộ Ca trù ở thành phố Hà Nội, các nhóm nghệ nhân trình diễn cồng chiêng ở các tỉnh Tây Nguyên, các nhóm đờn ca tài tử ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... Bên cạnh đó là một số đơn vị nghệ thuật ngoài công lập hoạt động hoàn toàn tự túc về kinh phí nhưng khá hiệu quả như Nhà hát Sân khấu thể nghiệm của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, phường Rối Tế Tiêu, phường Rối Nguyên Xá, phường Rối Đào Thục… Từ một số việc chúng ta đã làm được trong thời gian qua, đề án đưa ra những giải pháp rất cụ thể. Đó là tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong cộng đồng; xây dựng chính sách ưu tiên đối với các đơn vị nghệ thuật truyền thống và đội ngũ làm nghề trong lĩnh vực này; nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ kế cận cho nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Đề án mang tính chiến lược Những đòi hỏi từ thực tế và yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên môn có tầm nhìn văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến năm 2020". Đây chính là một đề án lớn, mang tính chiến lược và có ảnh hưởng quyết định đến sự nghiệp phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của nước nhà. Đề án nêu bật: “Trong cơ chế thị trường, nhiều đơn vị nghệ thuật đã khắc phục khó khăn, trụ vững để tồn tại. Các đơn vị nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Ca Múa Nhạc dân tộc đã có những tác phẩm tốt, những chương trình, vở diễn hấp dẫn. Nhiều đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động để đến với khán giả, đặc biệt là khán giả vùng sâu, vùng xa, số lượng buổi diễn ngày càng tăng.” Trong nội dung đề án còn đưa ra đánh giá nghệ thuật biểu diễn truyền thống không chuyên nghiệp như tại một số địa phương đã duy trì và thành lập thêm những nhóm, câu lạc bộ biểu diễn và truyền dạy nghệ thuật truyền thống hoạt động tích cực và hiệu quả. Đó là các câu lạc bộ Quan họ Bắc Ninh ở Bắc Ninh và Bắc Giang, các câu lạc bộ Ca trù ở thành phố Hà Nội, các nhóm nghệ nhân trình diễn cồng chiêng ở các tỉnh Tây Nguyên, các nhóm đờn ca tài tử ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... Bên cạnh đó là một số đơn vị nghệ thuật ngoài công lập hoạt động hoàn toàn tự túc về kinh phí nhưng khá hiệu quả như Nhà hát Sân khấu thể nghiệm của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, phường Rối Tế Tiêu, phường Rối Nguyên Xá, phường Rối Đào Thục… Từ một số việc chúng ta đã làm được trong thời gian qua, đề án đưa ra những giải pháp rất cụ thể. Đó là tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong cộng đồng; xây dựng chính sách ưu tiên đối với các đơn vị nghệ thuật truyền thống và đội ngũ làm nghề trong lĩnh vực này; nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ kế cận cho nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Đặc biệt, đề án đặt mục tiêu tăng cường gắn kết giữa bảo tồn, phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống với phát triển du lịch bền vững và đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn truyền thống; phát huy vai trò của các hội nghề nghiệp.
Trong đề án, có các dự án thành phần như: Bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc Cung đình Huế; Ca trù; Hát xoan ở Phú Thọ; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Bài chòi Trung Bộ.
Không giới hạn trong biên giới quốc gia mà đề án đặt nhiệm vụ quảng bá nghệ thuật trình diễn nghệ thuật truyền thống ở nước ngoài. Cụ thể, trong quá trình bảo tồn cần trao đổi, học tập kinh nghiệm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn truyền thống của các nước trong khu vực và thế giới.
Có thể nhận thấy, bên cạnh những thách thức thì nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang có những dấu hiệu khởi đầu hứa hẹn. Thêm tác động tích cực từ đề án “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến năm 2020" với những định hướng và hỗ trợ cho phép chúng ta tin tưởng vào nghệ thuật biểu diễn nước nhà. Một nền nghệ thuật sẽ vững bước "tiến lên hiện đại từ truyền thống."/.
Trong đề án, có các dự án thành phần như: Bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc Cung đình Huế; Ca trù; Hát xoan ở Phú Thọ; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Bài chòi Trung Bộ.
Không giới hạn trong biên giới quốc gia mà đề án đặt nhiệm vụ quảng bá nghệ thuật trình diễn nghệ thuật truyền thống ở nước ngoài. Cụ thể, trong quá trình bảo tồn cần trao đổi, học tập kinh nghiệm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn truyền thống của các nước trong khu vực và thế giới.
Có thể nhận thấy, bên cạnh những thách thức thì nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang có những dấu hiệu khởi đầu hứa hẹn. Thêm tác động tích cực từ đề án “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến năm 2020" với những định hướng và hỗ trợ cho phép chúng ta tin tưởng vào nghệ thuật biểu diễn nước nhà. Một nền nghệ thuật sẽ vững bước "tiến lên hiện đại từ truyền thống."/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)