Bị Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bất ngờ rút phép bay qua không phận hoặc hạ cánh tiếp nhiên liệu khi chuyên cơ đã tiến gần không phận Pháp, Tổng thống Bolivia, Evo Morales, quyết định không quay lại Nga mà chọn Áo để hạ cánh khẩn cấp.
Theo nhà lãnh đạo cánh tả này, việc trở lại Nga sẽ tạo cơ hội để những kẻ đã tung ra tin bịa đặt tiếp tục xuyên tạc rằng do bị chặn, chuyên cơ phải trả cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden về Nga.
Thông tin trên được Tổng thống Morales chia sẻ hôm 4/7 sau khi trở về nước, kết thúc cuộc hồi hương đầy chông gai sau khi dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tại Nga.
Theo Ngoại trưởng Bolivia, David Choquehuanca, do tin rằng chuyên cơ chở Snowden, người đang bị Washington truy tìm vì tiết lộ chương trình do thám bất hợp pháp trên khắp thế giới của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại La Paz đã chuyển tới Bộ Ngoại giao Bolivia yêu cầu bắt và dẫn độ cựu điệp viên CIA.
Tuy nhiên, trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Bolivia cho biết đã trả lại “ngay lập tức và dứt khoát” yêu cầu dẫn độ, vì coi đề nghị đó là “bất hợp pháp và không có cơ sở,” do ông Snowden không có mặt tại quốc gia Nam Mỹ này.
Bộ Ngoại giao Bolivia nhấn mạnh ông Snowden không hội kiến Tổng thống Morales tại Nga, lại càng không lên chuyên cơ tổng thống như những thông tin không có cơ sở đưa ra, khiến bốn quốc gia châu Âu kể trên có hành động bị nhiều nước Mỹ Latinh tố cáo là vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Bolivia và thậm chí đe dọa tới tính mạng của Tổng thống Morales.
Các nhà phân tích coi việc chặn chuyên cơ cũng nhằm dọa nạt Tổng thống Morales sau khi ông tuyên bố sẵn sàng xem xét cấp quy chế tị nạn cho Snowden.
[Máy bay của Tổng thống Bolivia bị cấm vì Snowden]
Tuy nhiên, bất chấp bị đe dọa, Ngoại trưởng Choquehuanca khẳng định nếu Snowden nộp đơn tị nạn, Bolivia sẽ xem xét giải quyết.
Trong một diễn biến liên quan, theo AFP, các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ Latinh ngày 4/7 đã nhóm họp tại Bolivia để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Evo Morales, người đang nổi giận sau khi một số nước châu Âu từ chối cho chuyên cơ của ông vào không phận giữa lúc có những nghi ngờ rằng người tiết lộ thông tin tình báo mật của Mỹ Edward Snowden đang ở trên máy bay.
Phát biểu trước khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo cùng phe tại thành phố miền Trung Cochabamba, ông Morales nhấn mạnh: “Lời xin lỗi của một nước không cho chúng tôi bay qua là chưa đủ. Một số chính phủ đã xin lỗi, nói đó là một sai sót nhưng không phải như vậy.”
Các tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela, Rafael Correa của Ecuador, Jose Mujica của Uruguay và Desi Bouterse của Surinam đã đến trong buổi chiều để tham dự cuộc họp trong khi người đồng cấp Argentina dự kiến có mặt sau đó.
Tổng thống Ecuador khẳng định các nhà lãnh đạo này sẽ “đưa ra quyết định và thể hiện chúng tôi sẽ không chấp nhận kiểu hành động làm bẽ mặt này đối với bất cứ quốc gia Mỹ Latinh nào… Hãy thử hình dung nếu điều này xảy ra đối với một nguyên thủ quốc gia châu Âu, nếu nó xảy ra với Tổng thống Mỹ, thì có lẽ đã xảy ra chiến tranh rồi. Họ nghĩ họ có thể tấn công và phá vỡ luật pháp quốc tế.”
Ông Correa trước đó đã kêu gọi tiến hành hội nghị thượng đỉnh diện rộng hơn tập hợp các nhà lãnh đạo của Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR), nhưng các tổng thống của Brazil, Colombia, Chile và Peru đã không đến dự dù họ cũng lên án vụ việc trên./.
Theo nhà lãnh đạo cánh tả này, việc trở lại Nga sẽ tạo cơ hội để những kẻ đã tung ra tin bịa đặt tiếp tục xuyên tạc rằng do bị chặn, chuyên cơ phải trả cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden về Nga.
Thông tin trên được Tổng thống Morales chia sẻ hôm 4/7 sau khi trở về nước, kết thúc cuộc hồi hương đầy chông gai sau khi dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tại Nga.
Theo Ngoại trưởng Bolivia, David Choquehuanca, do tin rằng chuyên cơ chở Snowden, người đang bị Washington truy tìm vì tiết lộ chương trình do thám bất hợp pháp trên khắp thế giới của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại La Paz đã chuyển tới Bộ Ngoại giao Bolivia yêu cầu bắt và dẫn độ cựu điệp viên CIA.
Tuy nhiên, trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Bolivia cho biết đã trả lại “ngay lập tức và dứt khoát” yêu cầu dẫn độ, vì coi đề nghị đó là “bất hợp pháp và không có cơ sở,” do ông Snowden không có mặt tại quốc gia Nam Mỹ này.
Bộ Ngoại giao Bolivia nhấn mạnh ông Snowden không hội kiến Tổng thống Morales tại Nga, lại càng không lên chuyên cơ tổng thống như những thông tin không có cơ sở đưa ra, khiến bốn quốc gia châu Âu kể trên có hành động bị nhiều nước Mỹ Latinh tố cáo là vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Bolivia và thậm chí đe dọa tới tính mạng của Tổng thống Morales.
Các nhà phân tích coi việc chặn chuyên cơ cũng nhằm dọa nạt Tổng thống Morales sau khi ông tuyên bố sẵn sàng xem xét cấp quy chế tị nạn cho Snowden.
[Máy bay của Tổng thống Bolivia bị cấm vì Snowden]
Tuy nhiên, bất chấp bị đe dọa, Ngoại trưởng Choquehuanca khẳng định nếu Snowden nộp đơn tị nạn, Bolivia sẽ xem xét giải quyết.
Trong một diễn biến liên quan, theo AFP, các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ Latinh ngày 4/7 đã nhóm họp tại Bolivia để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Evo Morales, người đang nổi giận sau khi một số nước châu Âu từ chối cho chuyên cơ của ông vào không phận giữa lúc có những nghi ngờ rằng người tiết lộ thông tin tình báo mật của Mỹ Edward Snowden đang ở trên máy bay.
Phát biểu trước khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo cùng phe tại thành phố miền Trung Cochabamba, ông Morales nhấn mạnh: “Lời xin lỗi của một nước không cho chúng tôi bay qua là chưa đủ. Một số chính phủ đã xin lỗi, nói đó là một sai sót nhưng không phải như vậy.”
Các tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela, Rafael Correa của Ecuador, Jose Mujica của Uruguay và Desi Bouterse của Surinam đã đến trong buổi chiều để tham dự cuộc họp trong khi người đồng cấp Argentina dự kiến có mặt sau đó.
Tổng thống Ecuador khẳng định các nhà lãnh đạo này sẽ “đưa ra quyết định và thể hiện chúng tôi sẽ không chấp nhận kiểu hành động làm bẽ mặt này đối với bất cứ quốc gia Mỹ Latinh nào… Hãy thử hình dung nếu điều này xảy ra đối với một nguyên thủ quốc gia châu Âu, nếu nó xảy ra với Tổng thống Mỹ, thì có lẽ đã xảy ra chiến tranh rồi. Họ nghĩ họ có thể tấn công và phá vỡ luật pháp quốc tế.”
Ông Correa trước đó đã kêu gọi tiến hành hội nghị thượng đỉnh diện rộng hơn tập hợp các nhà lãnh đạo của Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR), nhưng các tổng thống của Brazil, Colombia, Chile và Peru đã không đến dự dù họ cũng lên án vụ việc trên./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)