Khác với mọi năm, năm nay thị trường mai Tết ở Kon Tum khá đa dạng, có nhiều loại mới lạ để kích thích sự tò mò của mọi người.
Loại mai được người bán giới thiệu là mai trắng có 5 cánh mỗi bông, nụ nhỏ. Mai hồng có màu đỏ nhạt, lá có lông tua nhỏ, mịn như cánh hoa.
Cả hai loại trên có cánh hoa khá giống mai vàng nhưng cánh không thưa.
Mặc dù đã xuất hiện ở Kon Tum một vài năm nay nhưng đến mùa Xuân này loại mai trắng, hồng mới bắt đầu phổ biến.
Hiện tại giá mỗi cành mai nhỏ có giá khoảng 30.000-50.000 đồng, muốn mua về chơi Tết thì phải mua 3-5 cành.
Mai hồng thì giá đắt hơn. Cái hay của loại hoa này chính là nét hoang sơ nên dù cành mai xấu, cong, gãy khúc, nó vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trong khi đó, mai vàng năm nay rất ít, nhất là mai rừng.
Theo anh Trương Xuân Vũ, thôn 9, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum, một người chuyên bán mai thì “mai rừng bây giờ còn rất ít, phải vào rừng sâu thì may ra mới tìm được. Những cây mai lớn đã bị người săn mai lấy cả gốc rồi."
Anh Vũ cho biết ngày trước, lên rừng chặt mai vì thú chơi, người ta chỉ chặt cành nhỏ, để cành lớn, gốc nuôi cây cho năm sau mọc lại. Nhưng hiện nay, mai trở thành món hàng để kinh doanh nên người ta bưng cả gốc về./.
Loại mai được người bán giới thiệu là mai trắng có 5 cánh mỗi bông, nụ nhỏ. Mai hồng có màu đỏ nhạt, lá có lông tua nhỏ, mịn như cánh hoa.
Cả hai loại trên có cánh hoa khá giống mai vàng nhưng cánh không thưa.
Mặc dù đã xuất hiện ở Kon Tum một vài năm nay nhưng đến mùa Xuân này loại mai trắng, hồng mới bắt đầu phổ biến.
Hiện tại giá mỗi cành mai nhỏ có giá khoảng 30.000-50.000 đồng, muốn mua về chơi Tết thì phải mua 3-5 cành.
Mai hồng thì giá đắt hơn. Cái hay của loại hoa này chính là nét hoang sơ nên dù cành mai xấu, cong, gãy khúc, nó vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trong khi đó, mai vàng năm nay rất ít, nhất là mai rừng.
Theo anh Trương Xuân Vũ, thôn 9, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum, một người chuyên bán mai thì “mai rừng bây giờ còn rất ít, phải vào rừng sâu thì may ra mới tìm được. Những cây mai lớn đã bị người săn mai lấy cả gốc rồi."
Anh Vũ cho biết ngày trước, lên rừng chặt mai vì thú chơi, người ta chỉ chặt cành nhỏ, để cành lớn, gốc nuôi cây cho năm sau mọc lại. Nhưng hiện nay, mai trở thành món hàng để kinh doanh nên người ta bưng cả gốc về./.
Cao Nguyên (Vietnam+)