Cảnh sát Malaysia ngày 3/1 thông báo họ đã bắt giữ 4 người và đang tìm kiếm một người khác sau khi phát hiện nhiều xương sọ lợn và thịt lợn ở bên ngoài một thánh đường vào tuần trước.
Mokhtar Mohammad Shariff, cảnh sát trưởng bang Nam Johor, cho AFP biết 4 người đã bị bắt sau khi các quan chức phát hiện 4 phần xương sọ lợn và thịt lợn đặt bên ngoài hàng rào phía sau và cửa trước thánh đường Al Falah vào ngày 30/12/2011.
"Chúng tôi vẫn đang tiến hành các cuộc điều tra và đang tìm kiếm một người đàn ông 40 tuổi, nhân vật được cho là có liên quan trong cuộc điều tra" - ông nói.
Thịt lợn và các sản phẩm làm từ lợn được xem là không sạch sẽ với đại đa số người Malaysia theo Hồi giáo và việc đặt thịt lợn bên ngoài một thánh đường có thể xem là hành động xúc phạm người Hồi giáo.
Vụ việc này khiến người ta nhớ lại một loạt vụ tấn công nhằm vào những nơi thờ cúng linh thiêng cách đây 2 năm. Một vụ tranh cãi liên quan tới việc sử dụng từ "Allah" đã khiến bạo lực bùng phát nhằm vào 11 nhà thờ, một thánh đường và hai nhà cầu nguyện của người Hồi giáo.
Những nơi dùng cho việc thờ cúng này đã bị tấn công bằng chai cháy Molotov, gạch đá và sơn, do những căng thẳng hình thành từ một phán quyết của tòa án hồi tháng 12/2009, trong đó đảo ngược lệnh cấm những người không theo Hồi giáo sử dụng từ "Allah" với nghĩa "Thượng đế."
Cuộc tranh cãi về từ này hiện vẫn đang nằm tại tòa án.
Lãnh đạo tín ngưỡng Hồi giáo Abdul Atan Awang đã đánh giá thấp sự kiện, nói rằng nó không liên quan tới các tranh cãi trước đó.
"Mặc dù vụ việc vẫn đang được điều tra, chúng tôi nghi ngờ rằng chuyện này có liên quan tới một tranh cãi giữa một số thành viên của cộng đồng địa phương và chúng tôi đề nghị mọi người bình tĩnh cho tới khi sự thật hé lộ," ông nói.
Các lãnh đạo Thiên Chúa giáo khi được AFP liên hệ đã cho rằng sự việc chỉ xuất hiện quanh một thánh đường cụ thể và có vẻ không liên quan tới vấn đề "Allah."
Tín ngưỡng và ngôn ngữ là các vấn đề nhạy cảm ở quốc gia đa văn hóa như Malaysia, nơi từng chứng kiến các cuộc xung đột sắc tộc chết người hồi năm 1969.
Dân số Malaysia gồm 60% là người Hồi giáo, ngoài ra còn có các bộ tộc bản địa và cộng đồng người Trung Quốc và người Ấn Độ thiểu số - vốn theo Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và các tôn giáo khác./.
Mokhtar Mohammad Shariff, cảnh sát trưởng bang Nam Johor, cho AFP biết 4 người đã bị bắt sau khi các quan chức phát hiện 4 phần xương sọ lợn và thịt lợn đặt bên ngoài hàng rào phía sau và cửa trước thánh đường Al Falah vào ngày 30/12/2011.
"Chúng tôi vẫn đang tiến hành các cuộc điều tra và đang tìm kiếm một người đàn ông 40 tuổi, nhân vật được cho là có liên quan trong cuộc điều tra" - ông nói.
Thịt lợn và các sản phẩm làm từ lợn được xem là không sạch sẽ với đại đa số người Malaysia theo Hồi giáo và việc đặt thịt lợn bên ngoài một thánh đường có thể xem là hành động xúc phạm người Hồi giáo.
Vụ việc này khiến người ta nhớ lại một loạt vụ tấn công nhằm vào những nơi thờ cúng linh thiêng cách đây 2 năm. Một vụ tranh cãi liên quan tới việc sử dụng từ "Allah" đã khiến bạo lực bùng phát nhằm vào 11 nhà thờ, một thánh đường và hai nhà cầu nguyện của người Hồi giáo.
Những nơi dùng cho việc thờ cúng này đã bị tấn công bằng chai cháy Molotov, gạch đá và sơn, do những căng thẳng hình thành từ một phán quyết của tòa án hồi tháng 12/2009, trong đó đảo ngược lệnh cấm những người không theo Hồi giáo sử dụng từ "Allah" với nghĩa "Thượng đế."
Cuộc tranh cãi về từ này hiện vẫn đang nằm tại tòa án.
Lãnh đạo tín ngưỡng Hồi giáo Abdul Atan Awang đã đánh giá thấp sự kiện, nói rằng nó không liên quan tới các tranh cãi trước đó.
"Mặc dù vụ việc vẫn đang được điều tra, chúng tôi nghi ngờ rằng chuyện này có liên quan tới một tranh cãi giữa một số thành viên của cộng đồng địa phương và chúng tôi đề nghị mọi người bình tĩnh cho tới khi sự thật hé lộ," ông nói.
Các lãnh đạo Thiên Chúa giáo khi được AFP liên hệ đã cho rằng sự việc chỉ xuất hiện quanh một thánh đường cụ thể và có vẻ không liên quan tới vấn đề "Allah."
Tín ngưỡng và ngôn ngữ là các vấn đề nhạy cảm ở quốc gia đa văn hóa như Malaysia, nơi từng chứng kiến các cuộc xung đột sắc tộc chết người hồi năm 1969.
Dân số Malaysia gồm 60% là người Hồi giáo, ngoài ra còn có các bộ tộc bản địa và cộng đồng người Trung Quốc và người Ấn Độ thiểu số - vốn theo Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và các tôn giáo khác./.
(AFP/Vietnam+)