Ngày 3/4, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak tuyên bố giải tán Quốc hội, mở đường cho cuộc tổng tuyển cử lần thứ 13 tại nước này.
Tổng chưởng lý Abdul Gani Patail cho biết ở Malaysia sau khi Quốc hội giải thể, phải có một chính phủ lâm thời tồn tại để tư vấn cho Quốc vương và có chức năng như chính phủ.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có một chính phủ liên tục và không thể có một khoảng cách gián đoạn. Quyết định của tòa án là phải luôn luôn có chính phủ để tham mưu cho Quốc vương, do đó phải thành lập một chính phủ lâm thời.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bernama mới đây, ông Abdul Gani Patail nói rằng mặc dù Hiến pháp Liên bang không quy định cụ thể về một chính phủ lâm thời, Điều 43 (1) quy định rằng Quốc vương sẽ chỉ định một nội các Bộ trưởng để tư vấn cho vua thực hiện chức năng của mình.
Điều này là phù hợp với Điều 40 của Hiến pháp Liên bang quy định rằng Quốc vương sẽ hành động theo tư vấn của Nội các Bộ trưởng hoặc một bộ trưởng theo thẩm quyền của Nội các.
Chính phủ lâm thời, bao gồm Nội các, bắt đầu hoạt động ngay sau khi quốc hội giải thể và kết thúc vào ngày bổ nhiệm thủ tướng mới sau cuộc tổng tuyển cử hoặc cho đến khi phiên họp của quốc hội mới bắt đầu, tùy thuộc vào sự kiện nào xảy ra trước.
Chính phủ lâm thời có thể tổ chức các cuộc họp chính thức liên quan đến các sự vụ hành chính thông thường nhưng không thể thực hiện bất kỳ quyết định quan trọng và các chính sách có tác động tài chính đối với chính phủ mới.
Theo ông Abdul Gani, chính phủ lâm thời có thể đưa ra các quyết định nếu an ninh quốc gia, sự ổn định, nền kinh tế và trật tự công cộng đang bị đe dọa.
Chính phủ lâm thời cũng có thể tiếp tục thực hiện các chính sách và chương trình đã được phân bổ kinh phí như các dự án nhà ở công cộng cho người nghèo, cho vay tín dụng vi mô và trao quyền sở hữu đất.
Chính phủ lâm thời có thể làm các thỏa thuận, hợp đồng, và cam kết với điều kiện phân bổ đã được chính phủ và quốc hội phê duyệt trong Kế hoạch Malaysia lần thứ X (10MP) và ngân sách năm 2013.
Các thành viên của chính phủ lâm thời có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động chính thức và tổ chức tiếp nhận các dự án, chương trình đã được dự kiến bằng sử dụng chi tiêu chính phủ và tuân thủ các chỉ dẫn ngân sách. Họ cũng có thể tham dự các sự kiện như mở đường giao thông, trường học, cầu cống đã được lên kế hoạch.
Ngoài ra, chính phủ lâm thời cũng có thể lên kế hoạch các ngày để Quốc hội bắt đầu thông qua các luật.
Về cơ bản, ông Abdul Gani nói, có ba điều mà chính phủ lâm thời không nên làm, đó là đưa ra các quyết định chính sách lớn có thể sẽ chuyển giao cho chính phủ mới, đưa ra những bổ nhiệm quan trọng như bổ nhiệm Chánh án mới của Quốc vương, và xem xét thực hiện các hợp đồng lớn của chính phủ.
Theo Hiến pháp Malaysia, cuộc tổng tuyển cử phải được tiến hành trong vòng 60 ngày sau khi Quốc hội giải tán./.
Tổng chưởng lý Abdul Gani Patail cho biết ở Malaysia sau khi Quốc hội giải thể, phải có một chính phủ lâm thời tồn tại để tư vấn cho Quốc vương và có chức năng như chính phủ.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có một chính phủ liên tục và không thể có một khoảng cách gián đoạn. Quyết định của tòa án là phải luôn luôn có chính phủ để tham mưu cho Quốc vương, do đó phải thành lập một chính phủ lâm thời.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bernama mới đây, ông Abdul Gani Patail nói rằng mặc dù Hiến pháp Liên bang không quy định cụ thể về một chính phủ lâm thời, Điều 43 (1) quy định rằng Quốc vương sẽ chỉ định một nội các Bộ trưởng để tư vấn cho vua thực hiện chức năng của mình.
Điều này là phù hợp với Điều 40 của Hiến pháp Liên bang quy định rằng Quốc vương sẽ hành động theo tư vấn của Nội các Bộ trưởng hoặc một bộ trưởng theo thẩm quyền của Nội các.
Chính phủ lâm thời, bao gồm Nội các, bắt đầu hoạt động ngay sau khi quốc hội giải thể và kết thúc vào ngày bổ nhiệm thủ tướng mới sau cuộc tổng tuyển cử hoặc cho đến khi phiên họp của quốc hội mới bắt đầu, tùy thuộc vào sự kiện nào xảy ra trước.
Chính phủ lâm thời có thể tổ chức các cuộc họp chính thức liên quan đến các sự vụ hành chính thông thường nhưng không thể thực hiện bất kỳ quyết định quan trọng và các chính sách có tác động tài chính đối với chính phủ mới.
Theo ông Abdul Gani, chính phủ lâm thời có thể đưa ra các quyết định nếu an ninh quốc gia, sự ổn định, nền kinh tế và trật tự công cộng đang bị đe dọa.
Chính phủ lâm thời cũng có thể tiếp tục thực hiện các chính sách và chương trình đã được phân bổ kinh phí như các dự án nhà ở công cộng cho người nghèo, cho vay tín dụng vi mô và trao quyền sở hữu đất.
Chính phủ lâm thời có thể làm các thỏa thuận, hợp đồng, và cam kết với điều kiện phân bổ đã được chính phủ và quốc hội phê duyệt trong Kế hoạch Malaysia lần thứ X (10MP) và ngân sách năm 2013.
Các thành viên của chính phủ lâm thời có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động chính thức và tổ chức tiếp nhận các dự án, chương trình đã được dự kiến bằng sử dụng chi tiêu chính phủ và tuân thủ các chỉ dẫn ngân sách. Họ cũng có thể tham dự các sự kiện như mở đường giao thông, trường học, cầu cống đã được lên kế hoạch.
Ngoài ra, chính phủ lâm thời cũng có thể lên kế hoạch các ngày để Quốc hội bắt đầu thông qua các luật.
Về cơ bản, ông Abdul Gani nói, có ba điều mà chính phủ lâm thời không nên làm, đó là đưa ra các quyết định chính sách lớn có thể sẽ chuyển giao cho chính phủ mới, đưa ra những bổ nhiệm quan trọng như bổ nhiệm Chánh án mới của Quốc vương, và xem xét thực hiện các hợp đồng lớn của chính phủ.
Theo Hiến pháp Malaysia, cuộc tổng tuyển cử phải được tiến hành trong vòng 60 ngày sau khi Quốc hội giải tán./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)