Các nhà kinh tế cảnh báo rằng với việc các nước khác trả lương cao hơn và tỷ giá đồng ringgit (RM) thấp hiện nay, Malaysia có thể sớm trở thành điểm lựa chọn cuối cùng của người giúp việc nhà từ nước ngoài.
The Star dẫn lời Yeah Kim Leng, nhà kinh tế trưởng tập đoàn RAM Holdings, cho biết mặc dù nhu cầu đối với người giúp việc nhà ngày càng tăng ở Malaysia, đặc biệt do dân số lão hóa, nhưng việc thuê người sẽ khó khăn hơn nhiều.
Theo ông, với nền kinh tế đang tăng trưởng ở các nước như Indonesia, Malaysia có thể không còn được xem như là một thị trường việc làm tiềm năng. Và người có nhu cầu sử dụng lao động giúp việc nhà chỉ có thể đủ khả năng thuê người nếu thu nhập của họ theo kịp với các chi phí đang ngày càng tăng.
Yeah dự đoán rằng có thể sẽ có nhiều người Malaysia phải làm người giúp việc và cũng có nhu cầu lớn hơn đối với người giúp việc thuê ngoài để làm việc vặt và trông trẻ em, người già ban ngày. Ông cho rằng chính phủ Malaysia sẽ đối mặt với việc tìm kiếm một sự thay thế cho các bậc cha mẹ đang có công ăn việc làm khác.
Bình luận của Yeah được đưa ra sau khi Thủ tướng Najib Tun Razak thông báo Malaysia và Indonesia đã cùng đồng ý xem xét lại cấu trúc chi phí cho tuyển dụng người giúp việc nhà.
Hiện đã có một dòng nhỏ người giúp việc Indonesia vào Malaysia bất chấp việc ký kết một Biên bản ghi nhớ giữa hai nước vào ngày 30/5/2011 quy định một mức lệ phí môi giới cho việc thuê người giúp việc là 4.511RM (khoảng 1.500USD).
Lúc đó, Hiệp hội Người sử dụng người giúp việc Malaysia (Mama) đã tuyên bố rằng cơ cấu chi phí này là quá thấp và không bền vững vì các đại lý phải miễn cưỡng để đưa người giúp việc Indonesia vào Malaysia, dẫn đến tình trạng thiếu hụt.
Anthony Dass, nhà kinh tế trưởng của Trung tâm nghiên cứu MIDF cho biết người Malaysia sẽ phải chọn giữa trả thêm tiền cho người giúp việc hoặc sẽ không tuyển được ai. Nhưng việc tăng lương cho người giúp việc sẽ làm giảm thu nhập của người Malaysia, đặc biệt là nếu tiền lương của họ không tăng.
Ông cho rằng người giúp việc nhà sẽ chọn đến làm việc ở những nước có mức lương cao hơn. Và nếu họ không chọn đến Malaysia, sẽ xuất hiện tình trạng hoặc nhiều phụ nữ nước này phải bỏ nghề nghiệp để làm việc nhà hoặc cần phải có nhiều trung tâm chăm sóc trẻ em và người già hơn./.
The Star dẫn lời Yeah Kim Leng, nhà kinh tế trưởng tập đoàn RAM Holdings, cho biết mặc dù nhu cầu đối với người giúp việc nhà ngày càng tăng ở Malaysia, đặc biệt do dân số lão hóa, nhưng việc thuê người sẽ khó khăn hơn nhiều.
Theo ông, với nền kinh tế đang tăng trưởng ở các nước như Indonesia, Malaysia có thể không còn được xem như là một thị trường việc làm tiềm năng. Và người có nhu cầu sử dụng lao động giúp việc nhà chỉ có thể đủ khả năng thuê người nếu thu nhập của họ theo kịp với các chi phí đang ngày càng tăng.
Yeah dự đoán rằng có thể sẽ có nhiều người Malaysia phải làm người giúp việc và cũng có nhu cầu lớn hơn đối với người giúp việc thuê ngoài để làm việc vặt và trông trẻ em, người già ban ngày. Ông cho rằng chính phủ Malaysia sẽ đối mặt với việc tìm kiếm một sự thay thế cho các bậc cha mẹ đang có công ăn việc làm khác.
Bình luận của Yeah được đưa ra sau khi Thủ tướng Najib Tun Razak thông báo Malaysia và Indonesia đã cùng đồng ý xem xét lại cấu trúc chi phí cho tuyển dụng người giúp việc nhà.
Hiện đã có một dòng nhỏ người giúp việc Indonesia vào Malaysia bất chấp việc ký kết một Biên bản ghi nhớ giữa hai nước vào ngày 30/5/2011 quy định một mức lệ phí môi giới cho việc thuê người giúp việc là 4.511RM (khoảng 1.500USD).
Lúc đó, Hiệp hội Người sử dụng người giúp việc Malaysia (Mama) đã tuyên bố rằng cơ cấu chi phí này là quá thấp và không bền vững vì các đại lý phải miễn cưỡng để đưa người giúp việc Indonesia vào Malaysia, dẫn đến tình trạng thiếu hụt.
Anthony Dass, nhà kinh tế trưởng của Trung tâm nghiên cứu MIDF cho biết người Malaysia sẽ phải chọn giữa trả thêm tiền cho người giúp việc hoặc sẽ không tuyển được ai. Nhưng việc tăng lương cho người giúp việc sẽ làm giảm thu nhập của người Malaysia, đặc biệt là nếu tiền lương của họ không tăng.
Ông cho rằng người giúp việc nhà sẽ chọn đến làm việc ở những nước có mức lương cao hơn. Và nếu họ không chọn đến Malaysia, sẽ xuất hiện tình trạng hoặc nhiều phụ nữ nước này phải bỏ nghề nghiệp để làm việc nhà hoặc cần phải có nhiều trung tâm chăm sóc trẻ em và người già hơn./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)