Malaysia đã chính thức trở thành thành viên Hiệp ước vùng Nam Ccực. Đây là nước ASEAN đầu tiên và là quốc gia thứ 49 tham gia hiệp ước này.
Việc Malaysia gia nhập Hiệp ước vùng Nam Cực với tư cách là một bên không tư vấn có nghĩa là nước này có thể tham gia tiến trình đưa ra quyết định tại Hội nghị tư vấn Hiệp ước vùng Nam Cực (ATCM) và tiến hành thám hiểm Nam Cực đồng thời thiết lập cơ sở nghiên cứu của riêng mình tại đó.
Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết họ hy vọng việc gia nhập hiệp ước này sẽ giúp tăng cường những nỗ lực nghiên cứu của Malaysia và cho phép những phát hiện của các nhà nghiên cứu nước này tại Nam Cực sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Malaysia hy vọng rằng họ sẽ được mời làm bên tư vấn đầy đủ tại ATCM ở Australia vào năm tới.
Kể từ năm 1997, khi mà New Zealand mở căn cứ Scott cho các nhà khoa học Malaysia tham gia, đã có trên 60 cuộc thám hiểm, trong đó có cả sự tham gia của các nhà nghiên cứu Malaysia, được tiến hành. Theo các nhà khoa học, môi trường và khí hậu vùng Nam Cực đã có ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến đổi của môi trường và khí hậu toàn cầu.
Từ năm 2008, Malaysia đã trở thành thành viên của Ủy ban khoa học về nghiên cứu Nam Cực, một ủy ban của Hội đồng khoa học quốc tế, chịu trách nhiệm khởi xướng, xúc tiến và phối hợp nghiên cứu khoa học tại Nam Cực. Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để tiến hành các cuộc nghiên cứu tại khu vực này.
Hiệp ước vùng Nam Cực được 12 nước ký kết tại Washington ngày 1/12/1959 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1961, từ đó số thành viên đã tăng lên 48. Hiệp ước quy định dành Nam Cực cho nghiên cứu khoa học và cấm tiến hành các hoạt động quân sự trên lục địa này./.
Việc Malaysia gia nhập Hiệp ước vùng Nam Cực với tư cách là một bên không tư vấn có nghĩa là nước này có thể tham gia tiến trình đưa ra quyết định tại Hội nghị tư vấn Hiệp ước vùng Nam Cực (ATCM) và tiến hành thám hiểm Nam Cực đồng thời thiết lập cơ sở nghiên cứu của riêng mình tại đó.
Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết họ hy vọng việc gia nhập hiệp ước này sẽ giúp tăng cường những nỗ lực nghiên cứu của Malaysia và cho phép những phát hiện của các nhà nghiên cứu nước này tại Nam Cực sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Malaysia hy vọng rằng họ sẽ được mời làm bên tư vấn đầy đủ tại ATCM ở Australia vào năm tới.
Kể từ năm 1997, khi mà New Zealand mở căn cứ Scott cho các nhà khoa học Malaysia tham gia, đã có trên 60 cuộc thám hiểm, trong đó có cả sự tham gia của các nhà nghiên cứu Malaysia, được tiến hành. Theo các nhà khoa học, môi trường và khí hậu vùng Nam Cực đã có ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến đổi của môi trường và khí hậu toàn cầu.
Từ năm 2008, Malaysia đã trở thành thành viên của Ủy ban khoa học về nghiên cứu Nam Cực, một ủy ban của Hội đồng khoa học quốc tế, chịu trách nhiệm khởi xướng, xúc tiến và phối hợp nghiên cứu khoa học tại Nam Cực. Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để tiến hành các cuộc nghiên cứu tại khu vực này.
Hiệp ước vùng Nam Cực được 12 nước ký kết tại Washington ngày 1/12/1959 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1961, từ đó số thành viên đã tăng lên 48. Hiệp ước quy định dành Nam Cực cho nghiên cứu khoa học và cấm tiến hành các hoạt động quân sự trên lục địa này./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)