Chính phủ Malaysia có thể chấp thuận đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền thủ đô Kuala Lumpur với đất nước Singapore.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Malaysia Kong Cho Ha cho biết chính phủ nước này chờ đợi sự phản hồi từ các đối tác Singapore.
Ông cho biết việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này cũng phụ thuộc vào việc liệu chính phủ Singapore có cho phép Malaysia thực hiện dự án này hay không vì đường ray cũng đi vào quốc đảo sư tử.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Kuala Lumpur-Singapore lần đầu tiên được tập đoàn YTL nêu ra vào năm 2006 nhưng nó đã không được chính phủ Malaysia thông qua vì chi phí cao. Tuy nhiên, dự án này đã được xem như là một dự án ảnh hưởng cao trong Chương trình chuyển đổi kinh tế do chính phủ đương nhiệm đưa ra.
Theo đề xuất đoàn tàu cao tốc dự kiến sẽ di chuyển trên tuyến đường sắt này với tốc độ từ 250 đến 300km/h. Việc này sẽ cắt giảm thời gian đi lại bằng đường sắt giữa Kuala Lumpur và Singapore từ bảy giờ bình thường xuống còn gần hai giờ.
Hiện các nhà hoạch định chính sách và nhiều cơ quan chính phủ khác nhau của Malaysia tham gia vào việc cải thiện giao thông công cộng đang nghiên cứu các vấn đề cụ thể của dự án.
Trong tháng Tám, Ủy ban Giao thông vận tải công cộng đường bộ nước này đã tiến hành một nghiên cứu tiền khả thi về khả năng kinh tế và đánh giá tác động của dự án. Một số cơ quan vận tải liên quan đến quy hoạch đã đề xuất để có các điểm dừng ở các bang Negeri Sembilan, Malacca và Johor.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia cho biết hành khách có thể lên xuống tàu tại ga KL Sentral hoặc tại các điểm dừng khác và đến Singapore chỉ chưa đầy hai giờ đồng hồ. Theo ông, dự án này có thể khả thi khi có rất nhiều người đi lại giữa hai nước.
Ông cho rằng đường sắt cao tốc cũng có thể trở thành phương tiện vận tải chính kết nối Kuala Lumpur và Singapore vì mọi người sẽ có thể đi lại nhanh hơn so với đường không.
Bộ trưởng Kong Cho Ha nói: “Du khách sẽ không phải đi qua những điểm check-in và check-out rắc rối hoặc phải thuê một xe taxi từ sân bay đến các khu kinh doanh”. Ông cho biết các cơ quan chính phủ liên quan đến quy hoạch cũng đang xem xét vấn đề nhập cư và số lượng du khách đến Malaysia thông qua tuyến đường sắt này./.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Malaysia Kong Cho Ha cho biết chính phủ nước này chờ đợi sự phản hồi từ các đối tác Singapore.
Ông cho biết việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này cũng phụ thuộc vào việc liệu chính phủ Singapore có cho phép Malaysia thực hiện dự án này hay không vì đường ray cũng đi vào quốc đảo sư tử.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Kuala Lumpur-Singapore lần đầu tiên được tập đoàn YTL nêu ra vào năm 2006 nhưng nó đã không được chính phủ Malaysia thông qua vì chi phí cao. Tuy nhiên, dự án này đã được xem như là một dự án ảnh hưởng cao trong Chương trình chuyển đổi kinh tế do chính phủ đương nhiệm đưa ra.
Theo đề xuất đoàn tàu cao tốc dự kiến sẽ di chuyển trên tuyến đường sắt này với tốc độ từ 250 đến 300km/h. Việc này sẽ cắt giảm thời gian đi lại bằng đường sắt giữa Kuala Lumpur và Singapore từ bảy giờ bình thường xuống còn gần hai giờ.
Hiện các nhà hoạch định chính sách và nhiều cơ quan chính phủ khác nhau của Malaysia tham gia vào việc cải thiện giao thông công cộng đang nghiên cứu các vấn đề cụ thể của dự án.
Trong tháng Tám, Ủy ban Giao thông vận tải công cộng đường bộ nước này đã tiến hành một nghiên cứu tiền khả thi về khả năng kinh tế và đánh giá tác động của dự án. Một số cơ quan vận tải liên quan đến quy hoạch đã đề xuất để có các điểm dừng ở các bang Negeri Sembilan, Malacca và Johor.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia cho biết hành khách có thể lên xuống tàu tại ga KL Sentral hoặc tại các điểm dừng khác và đến Singapore chỉ chưa đầy hai giờ đồng hồ. Theo ông, dự án này có thể khả thi khi có rất nhiều người đi lại giữa hai nước.
Ông cho rằng đường sắt cao tốc cũng có thể trở thành phương tiện vận tải chính kết nối Kuala Lumpur và Singapore vì mọi người sẽ có thể đi lại nhanh hơn so với đường không.
Bộ trưởng Kong Cho Ha nói: “Du khách sẽ không phải đi qua những điểm check-in và check-out rắc rối hoặc phải thuê một xe taxi từ sân bay đến các khu kinh doanh”. Ông cho biết các cơ quan chính phủ liên quan đến quy hoạch cũng đang xem xét vấn đề nhập cư và số lượng du khách đến Malaysia thông qua tuyến đường sắt này./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)