Trước khi cuộc đối đầu với Schalke 04 diễn ra, M.U chắc hẳn chưa thể quên những trận đấu mà họ đối đầu với những người Đức trước đó. Ngoại trừ chiến thắng trước Bayern ở trận chung kết Champions League năm 1999, đội quân của Sir Alex Ferguson đã toàn thua trong cả ba lần đối đầu với các đội bóng Đức ở các vòng đấu theo thể thức loại trực tiếp (knock-out), hai lần tại bán kết và một lần tại tứ kết. Lần này, lịch sử liệu có lặp lại?
Borussia Dortmund (bán kết, 23/4/1997)
Sau khi có chức vô địch đầu tiên tại Cúp C1 vào năm 1968 bằng trận thắng trước Benfica tại Wembley, Manchester United bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào với những niềm vui lẫn những kỉ niệm buồn tại đấu trường châu Âu.
Đến năm 1997, Manchester United đã có cơ hội rất lớn để giành quyền vào chung kết Champions League khi đối đầu với Borussia Dortmund tại bán kết. Tuy nhiên, thầy trò huấn luyện viên Alex Ferguson đã phải sớm đón nhận kết quả thua 1-0 ở trận lượt đi trên đất Đức.
Trở về sân nhà Old Trafford, nhiều người đã rất hy vọng rằng đội bóng "Quỷ đỏ" với sự góp mặt của Eric Cantona, Andy Cole sẽ có thể lội ngược dòng thành công, nhưng hy vọng đó đã nhanh chóng bị dập tắt bởi bàn thắng của Lars Ricken ngay phút thứ 8 của trận đấu, qua đó đón nhận thất bại chung cuộc 0-2 sau hai lượt trận.
Sau trận đấu này khoảng một tháng, Manchester United còn mất đi một cầu thủ xuất sắc nhất của mình khi huyền thoại Eric Cantona đã tuyên bố treo giày.
Bayer Leverkusen (bán kết, 1/5/2002)
Tại bán kết Champions League mùa giải 2001-2002, Manchester United một lần nữa lại phải đối đầu với một đội bóng Đức, đó chính là Bayer Leverkusen. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, Manchester United tiếp tục là những người phải dừng bước.
Sau hai lượt trận, Manchester United dù đã hòa Bayer Leverkusen 2-2 song "Quỷ đỏ" vẫn bị loại vì luật bàn thắng sân khách. Trong trận đấu với Bayer Leverkusen và ngày 1/5/2002, Manchester United có rất nhiều cơ hội để giành chiến thắng song các cầu thủ của họ, điển hình là Diego Forlan đã quá phung phí. Thậm chí trong trận đấu này, Beckham còn bị gãy xương bàn chân.
Bayern Munich (tứ kết, ngày 7/4/2010)
Trong trận đấu với Bayern Munich trên đất Đức, Manchester United đã có sự khởi đầu như mơ khi Wayne Rooney ghi bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm. Nhưng cuối cùng đội bóng giành chiến thắng chung cuộc 2-1 lại là Bayern Munich.
Với lợi thế ghi được bàn thắng trên sân nhà của Bayern, Manchester United trở về Old Trafford với quyết tâm rất cao và thực tế họ đã khiến những người Đức phải ngỡ ngàng khi ghi đến ba bàn thắng để vươn lên dẫn trước 3-0 ngay trong hiệp một, trước khi Ivica Olic đã lập công, vớt vát cho "Hùm xám" chút hy vọng.
Sang hiệp hai được có 5 phút, đội bóng chủ sân Old Trafford đã phải thi đấu thiếu người khi Rafael da Silva phải nhận thẻ đỏ. Thua thiệt về quân số, Manchester United đã không giữ được mành lưới, để Robben ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống 2-3, tỷ số vừa đủ để Bayern giành quyền đi tiếp theo luật bàn thắng sân khách. Kết quả chung cuộc 4-4 và Bayern lọt vào chung kết để gặp Inter Milan./.
Borussia Dortmund (bán kết, 23/4/1997)
Sau khi có chức vô địch đầu tiên tại Cúp C1 vào năm 1968 bằng trận thắng trước Benfica tại Wembley, Manchester United bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào với những niềm vui lẫn những kỉ niệm buồn tại đấu trường châu Âu.
Đến năm 1997, Manchester United đã có cơ hội rất lớn để giành quyền vào chung kết Champions League khi đối đầu với Borussia Dortmund tại bán kết. Tuy nhiên, thầy trò huấn luyện viên Alex Ferguson đã phải sớm đón nhận kết quả thua 1-0 ở trận lượt đi trên đất Đức.
Trở về sân nhà Old Trafford, nhiều người đã rất hy vọng rằng đội bóng "Quỷ đỏ" với sự góp mặt của Eric Cantona, Andy Cole sẽ có thể lội ngược dòng thành công, nhưng hy vọng đó đã nhanh chóng bị dập tắt bởi bàn thắng của Lars Ricken ngay phút thứ 8 của trận đấu, qua đó đón nhận thất bại chung cuộc 0-2 sau hai lượt trận.
Sau trận đấu này khoảng một tháng, Manchester United còn mất đi một cầu thủ xuất sắc nhất của mình khi huyền thoại Eric Cantona đã tuyên bố treo giày.
Bayer Leverkusen (bán kết, 1/5/2002)
Tại bán kết Champions League mùa giải 2001-2002, Manchester United một lần nữa lại phải đối đầu với một đội bóng Đức, đó chính là Bayer Leverkusen. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, Manchester United tiếp tục là những người phải dừng bước.
Sau hai lượt trận, Manchester United dù đã hòa Bayer Leverkusen 2-2 song "Quỷ đỏ" vẫn bị loại vì luật bàn thắng sân khách. Trong trận đấu với Bayer Leverkusen và ngày 1/5/2002, Manchester United có rất nhiều cơ hội để giành chiến thắng song các cầu thủ của họ, điển hình là Diego Forlan đã quá phung phí. Thậm chí trong trận đấu này, Beckham còn bị gãy xương bàn chân.
Bayern Munich (tứ kết, ngày 7/4/2010)
Trong trận đấu với Bayern Munich trên đất Đức, Manchester United đã có sự khởi đầu như mơ khi Wayne Rooney ghi bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm. Nhưng cuối cùng đội bóng giành chiến thắng chung cuộc 2-1 lại là Bayern Munich.
Với lợi thế ghi được bàn thắng trên sân nhà của Bayern, Manchester United trở về Old Trafford với quyết tâm rất cao và thực tế họ đã khiến những người Đức phải ngỡ ngàng khi ghi đến ba bàn thắng để vươn lên dẫn trước 3-0 ngay trong hiệp một, trước khi Ivica Olic đã lập công, vớt vát cho "Hùm xám" chút hy vọng.
Sang hiệp hai được có 5 phút, đội bóng chủ sân Old Trafford đã phải thi đấu thiếu người khi Rafael da Silva phải nhận thẻ đỏ. Thua thiệt về quân số, Manchester United đã không giữ được mành lưới, để Robben ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống 2-3, tỷ số vừa đủ để Bayern giành quyền đi tiếp theo luật bàn thắng sân khách. Kết quả chung cuộc 4-4 và Bayern lọt vào chung kết để gặp Inter Milan./.
Huy Anh (Vietnam+)